Vẹt Thầy Tu Nam Mỹ – Monk | Đặc Điểm Nổi Bật, Cách Nuôi & Chăm Sóc

Vẹt Thầy Tu Nam Mỹ - Monk Đặc Điểm Nổi Bật, Cách Nuôi & Chăm Sóc

Vẹt Thầy Tu hay còn gọi là vẹt Monk sẽ là một sự lựa chọn tuyệt vời đối với giới yêu chim, chúng gói gém tất cả niềm vui của những loài vẹt khác để mang trên mình. Một loài vẹt phổ biến, rất tốt cho những người mới bắt đầu nuôi và chúng thích nghi rất nhanh với việc sống trong môi trường đông người. Vẹt Thầy Tu thú vị đúng không nào? Hãy cùng Pet Library tìm hiểu nhé.Vẹt Thầy Tu Monk non

Nguồn gốc của vẹt Thầy Tu

Tên Tiếng Anh của Vẹt Thầy Tu hay còn được gọi với cái tên Vẹt Monk (Quaker Parrot hay Monk Parakeet)
Tên khoa học: Myiopsitta monachus.
Giống loài này có nguồn gốc từ Nam Mỹ, chúng được phát hiện trải dài từ trung tâm Bolivia đến các vùng của miền trung Argentina. Nơi mà chúng trú ngụ là trong các rừng cây lớn, rừng ven biển và sống bầy đàn từ 20 – 30 con.Nguồn gốc của vẹt Thầy Tu

Đặc điểm ngoại hình của vẹt Thầy Tu

Là loài vẹt hoang dã, vẹt thầy tu đuôi dài sở hữu vẻ đẹp ấn tượng ngay từ cái nhìn đầu tiên.
Đúng với cái tên gọi đấy, vẹt thầy tu có cho mình một chiếc đuôi dài gần bằng chiều dài cơ thể. Do đó, kích thước của một con vẹt trưởng thành rơi từ 30.5 – 35cm và cân nặng từ 115 – 140gr/con.
Màu sắc chủ đạo của loài vẹt Thầy Tu này là màu xanh lục kết hợp với màu xanh dương.Cánh màu tím lam của Vẹt Monk Nam Mỹ
Ở phần dưới của đuôi có màu xanh lam và chút xanh lá cây
Phần dưới bụng hơi ngả vàng cộng với màu trắng. Đỉnh đầu mà màu xanh xen kẽ màu trắng và chiếc mỏ to lớn màu cam.
Vẹt Thầy Tu ngày nay đã có nhiều biến đổi về màu sắc bởi việc lai tạo giống nhưng chính việc có nhiều màu sắc sặc sỡ khiến người nuôi phải trầm trồ, bị thu hút với vẻ đẹp bên ngoài của chúng. Và một trong những con vẹt được lai tạo phải kể đến là vẹt monk blue, chúng khoác lên mình màu xanh lam được lai tạo vào những năm 2000. Vẹt Thầy tu cũng có nhiều màu sắc nữa tùy thuộc môi trường sống tự nhiên hoặc được lai tạo.Đặc điểm ngoại hình của vẹt Thầy Tu

Tính cách của vẹt Thầy Tu

Bạn không phải lo về tính cách của loài vẹt này bởi chúng là loài rất tự tin và khả năng hòa nhập với môi trường mới rất cao. Do đó mà loài vẹt này ngay từ đầu như chúng tôi đã nói rất phù hợp cho những người mới chơi vẹt, chăm sóc vẹt mà không bị ảnh hưởng đến tâm lí của vẹt.
Một khả năng mà vẹt Thầy tu sở hữu đó là trí thông minh và sự nhanh nhẹn. Chính điều này sẽ giúp khả năng huấn luyện của bạn trở nên dễ dàng hơn khi chúng còn nhỏ, bạn có thể tập cho chúng cách ăn bằng tay, dạy chim hát, bắt chước, cách nô đùa. Bạn hãy dành thời gian để khám phá tính cách của chú vẹt chắc chắn bạn sẽ có những trải nghiệm tuyệt vời cho những người mới bắt đầu.
Được giới chơi chim đánh giá là loài vẹt trung thành, gắn bó chặt chẽ với người đã nuôi dưỡng, huấn luyện chúng. Một mối quan hệ tốt sẽ cho bạn nhiều năng lượng tích cực khi bắt đầu một ngày mới.
Cuối cùng, thì đây là giống vẹt hiền lành rất phù hợp cho trẻ nhỏ, chúng không hề hung dữ, bạo loạn với những người mới tiếp xúc như những loài vẹt khác. Nhưng không phải trẻ em nào cũng nô đùa được, phải là những đứa trẻ đã phát triển được nhận thức về cách chăm sóc vẹt thì mới cho chúng vui chơi được.Tính cách của vẹt Thầy Tu

Vẹt Thầy tu có nói được không

Thật sự để mà tìm được loài vẹt nào mà không nói được thì quả là hiếm, có thể là không có. Bởi vì vẹt vốn là loài phải biết nói, biết hót, biết bắt chước nhưng mỗi giống vẹt lại mang một phong cách, sắc thái riêng biệt của chúng. Còn với những chú vẹt không may mắn nói được, chắc chắn với bạn một điều rằng, chúng đã bị chèn ép tâm lí nặng nề, sợ hãi và cách huấn luyện không đảm bảo tiêu chuẩn, do vậy mà nhiều chú vẹt được gọi là vẹt câm là do những thứ đó gây ra.Vẹt Thầy tu có nói được không

Tập tính sinh sản của vẹt Thầy Tu

Mùa sinh sản quen thộc của vẹt Thầy tu là mùa xuân, đôi khi là vào mùa đông tùy vào thời gian ghép đôi của vẹt đực và vẹt cái. Nếu vào mùa đông thì việc sưởi ấm cho vẹt là điều cần thiết trong điều kiện nuôi nhốt. Còn trong tự nhiên thì hầu hết là vẹt sẽ không chọn mùa đông mà sẽ là mùa xuân ấm áp, khi này vẹt con sẽ không bị lạnh, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
Một mùa sinh sản chúng sẽ cho ra từ 4 – 5 quả trứng, thời gian để ấp trứng của vẹt Thầy tu là 28 – 30 ngày.Tập tính sinh sản của vẹt Thầy Tu
Những chú vẹt này cần 3 tháng đầu để mọc đủ lông đủ cánh, đến khi tròn 1 tuổi, vẹt Thầy tu chính thức hoàn thiện bộ lông đầy màu sắc của mình.
Trước khi bước vào thời kì sinh sản, bố mẹ vẹt sẽ cùng nhau kiếm lá cây, rơm, cành cây đan lại thành tổ và đặt chúng ở trên các thân cây, hốc cây lớn bằng phẳng ở trong rừng. Hằng ngày thì bố vẹt sẽ đi kiếm thức ăn để nuôi vẹt mẹ và vẹt con.Cách nuôi vẹt Thầy tu non

Cách nuôi vẹt Thầy tu

Chăm sóc vẹt Thầy tu có khó không? Câu hỏi mà chắc chắn ai cũng sẽ thắc mắc khi muốn biết về loài vẹt. Phải, chăm sóc vẹt nói chung và vẹt Thầy tu nói riêng không phải là quá khó mà cũng không phải dễ dàng gì. Bạn phải thấu hiểu được tính cách, tâm tư, tình cảm của chúng thì quá trình chăm sóc sẽ bớt khó khăn hơn rất nhiều. Một con vẹt được nuôi trong một điều kiện tốt sẽ cho ra một kết quả tốt so với kì vọng, vậy bạn mong muốn từ vẹt Thầy tu điều gì? Hãy cho chúng tôi biết, và Pet Library sẽ giúp bạn hoàn thành được mong muốn đó.Vẹt thầy tu monk màu hiếm

Lồng nuôi cho vẹt Thầy tu

Là giống rất năng động và tinh nghịch cùng với đó là chiếc đuôi dài gần ½ chiều dài cơ thể thì việc chọn một chiếc lồng phù hợp sẽ rất quan trọng đối với chúng. Để có một chiếc lồng có đủ không gian thư giãn, chơi đùa thì nên có kích thước tối thiểu từ 40 – 45cm². Tóm lại một chiếc lồng càng lớn thì sẽ giúp chim của bạn hoạt động tốt hơn và cánh của chúng cũng không bị va chạm vào các thanh kim loại của lồng.
Với bản năng hoang dã, thì hầu hết các loại vẹt đều hung dữ trong việc bảo vệ chủ quyên của mình. Nếu bạn có ý định nuôi một chú vẹt nữa hoặc đi giao lưu với các chủ nuôi vẹt, thì đừng nên cho chúng ở chung trong một lồng, hãy tách ra thành 2 lồng để chúng không bị xung đột, và xem như chú vẹt đối diện là kẻ thủ và chỉ muốn tấn công. Lúc đó sẽ rất phiền và gây ảnh hưởng tới tinh thần, sức khỏe, và tính cách về sau.Lồng nuôi cho vẹt Thầy tu

Tắm cho vẹt Thầy tu

Hãy đảm bảo rằng chúng ta nên tắm cho vẹt ít nhất 1 lần/tuần, nếu có nhiều thời gian thì bạn hãy tắm cho chúng tầm 2 – 3 lần/tuần. Việc tắm thường xuyên sẽ tránh cho vẹt bị nhiễm các bệnh ngoài da, tránh được kí sinh trùng bám trên lông.
Sau khi đã chuẩn bị chiếc lồng tốt, bạn hãy đặt một khay nước ở dưới để chúng tắm, một là chúng sẽ tự tắm, hai là bạn sẽ vẩy nước lên người để chúng làm quen với nước hơn. Cung cấp cho chúng một số đồ chơi để giải trí, đấy cũng được coi là cách tập thể dục hiệu quả và giảm bớt căng thẳng, sảng khoái tinh thần.
Lưu ý: không sử dụng vòi nước xịt trực tiếp vào vẹt, hành động này sẽ gây ra sự sợ hãi và tổn thương đến cơ thể của vẹt.
Làm khô cơ thể sau khi tắm để vẹt không bị nhiễm lạnh quá lâu, về lâu dài sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe.Tắm cho vẹt monk

Thức ăn cho vẹt Thầy tu

Vẹt thầy tu có chế độ ăn đơn giản, giống như bao loài vẹt khác. Thức ăn của chúng trong tự nhiên chủ yếu ăn trái cây, quả hạch và hạt.
Trong điều kiện nuôi nhốt thì thức ăn ở dạng viên sẽ chiếm phần lớn số thức ăn mà vẹt sẽ hấp thụ trong một ngày.Cho vẹt ăn uống với chế độ cân bằng
Thức ăn bao gồm:
Hạt: ngô tươi, hướng dương, hạt kê, hạt cải dầu,… ở dạng viên khô (số lượng không hạn chế, bạn cứ để cốc thức ăn để chúng lúc nào đói thì ăn)
Rau quả tươi: Ngũ cốc, táo, ổi, xà lách, xà lách xoăn, cà chua, cà rốt, dưa chuột, cải xoăn, củ cải, cải xoong, cam, quýt, kiwi, dưa hấu,…
Các loài vẹt khác cũng thế, đòi hỏi một chế độ ăn lành mạnh và được đánh giá cao về chất lượng của thức ăn. Thêm quả óc chó và hạnh nhân sẽ là lựa chọn tuyệt vời.
Mỗi ngày bạn cứ để thức ăn viên ở trong lồng, khi nào chúng ăn chúng sẽ tự tìm đến. Còn hoa quả thì bạn chia làm 2 bữa: Bữa thứ nhất sẽ cho ½ cốc trái cây, rau quả. Đến khoảng 20h00 bạn cho chúng ăn thêm ¼ cốc trái cây, rau củ quả.
Lưu ý: Không cho vẹt ăn những loại thức ăn có chứa socola, bơ, caffeine hoặc muối đường,…vẹt Thầy tu kiếm ăn

Kiểm tra sức khỏe

Hãy thường xuyên vệ sinh phân chuồng cho vẹt, tắm rửa sạch sẽ sau đó làm khô người luôn tránh để lâu dẫn đến cảm lạnh, ho khan.
Nếu có điều kiện thì hãy thường xuyên cho vẹt của bạn kiểm tra sức khỏe định kì hàng tháng để có những thay đổi trong cách chăm sóc nếu có gặp vấn đề về sức khỏe.Ba chú vẹt Thầy Tu ngoài tự nhiên

Tập thể dục cho vẹt Thầy tu

Như tất cả các loài vẹt khác, tập thể dục là điều thích hợp để có một sức khỏe tốt. Về bản chất, vẹt Thầy tu này rất tinh nghịch và hiếu động và cần có không gian để vui chơi, bay nhảy nên hãy trang bị cho chúng những bài tập lộn nhào nhé.
Bạn cũng nên cho vẹt Thầy tu ra ngoài 3 giờ/ngày để chúng quen với không gian ngôi nhà và thoải mái đầu óc hơn. Đảm bảo rằng cung cấp cho chúng nhiều loại đồ chơi thú vị để chúng đỡ cảm thấy bị nhàm chán.Tập thể dục cho vẹt Thầy tu

Các vấn đề thường gặp ở vẹt Thầy tu

Nếu bạn cho vẹt ăn uống với chế độ mất cân bằng, việc béo phì có thể dẫn đến gan nhiễm mỡ và thiếu hụt chất dinh dưỡng cần thiết gây ra hiện tượng tự vặt lông. Đây là cách phổ biến của loài vẹt nói chung, khi buồn chán hay tức giận chúng sẽ tự vặt lông của mình. Hãy chú ý đến chế độ ăn hằng ngày của vẹt để thay đổi kịp thời nhé.Vẹt Thầy Tu Monk non

Cách chăm sóc cho vẹt Thầy tu

Chế độ ăn uống cho vẹt từng ngày hợp lí
Ban đêm thì hãy dùng vải che bên ngoài lồng để không có ánh sáng hay tác động nào làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của chúng
Thường xuyên vệ sinh phân chuồng giúp chúng có điều kiện sống và môi trường tốt hơn
Hãy mang đến cơ sở thú y hằng tháng để kiểm tra định kì trong quá trình chúng sinh sản.Thức ăn cho vẹt Monk - Thầy Tu

Vẹt Thầy tu có giá bao nhiêu

Loại vẹt Sun conure vốn là loài thông minh và sở hữu một ngoài hình bắt mắt, do đó dòng vẹt này có giá khá cao. Việc vẹt có giá bao nhiêu còn phải phụ thuộc vào ngoại hình, tính cách, hót hay, bệnh nền hay cả cách huấn luyện chúng ra sao. Riêng với một con vẹt Thầy tu đuôi dài 2 – 3 tuổi, được tiêm phòng đầy đủ và đạt sức khỏe tốt sẽ có giá từ 4.000.000 – 5.000.000 VND/con trở lên.
Một chú vẹt trưởng thành màu sắc đẹp hơn sẽ có giá từ 8.000.000 – 10.000.000 VND/con trở lên.Vẹt Thầy tu có giá bao nhiêu
Vẹt Thầy tu du nhập được khá lâu và hiện nay được bày bán ở các thành phố lớn của Việt Nam nên việc tìm để mua một con vẹt Thầy tu không quá khó khăn, nhưng hãy chọn chỗ nào uy tín, có thương hiệu thì bạn sẽ an tâm hơn với chất lượng vẹt của mình. Có thể nhờ anh em bạn bè có kinh nghiệm tư vấn và chọn lựa vẹt tốt nhé. Chúc bạn thành công với chú vẹt của mình!Vẹt thầy tu vàng