Vẹt Green Cheek rất được ưa chuộng với vẻ ngoài nhỏ nhắn, xinh xắn, màu sắc sặc sỡ và trí thông minh. Vẹt green cheek hay còn được gọi với cái tên thân thương vẹt má xanh đã đánh cắp bao con tim xuyến xao của giới yêu chim. Vậy vẹt green cheek trông như thế nào? ở đâu? Tính cách của chúng ra sao? Giá bán như nào mà lại hấp dẫn được nhiều người yêu chim vậy. Pet Library sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này nhé.
Vẹt Green Cheek có nguồn gốc ở đâu
Vẹt Green cheek hay còn được gọi là vẹt má xanh (Green Cheeked Conure), chúng có nguồn gốc từ Nam Mỹ, được phát hiện trong các khu rừng tại Brazil, Bolivia, Argentina và Paraguay. Đây là loài sống theo bầy đàn từ 10 – 20 con trở lên trên những ngọn cây hoặc nơi có nguồn thức ăn, nước uống dồi dào sẽ có những đàn nhiều hơn con số 20.
Đặc điểm ngoại hình và màu sắc của vẹt Green Cheek
Kích thước của một con vẹt Green cheek khi trưởng thành rơi vào khoảng 25 – 30cm, cân nặng đầu tiên của nó từ 57 – 85gr.
Ở giống vẹt Green cheek này, con đực và con cái sẽ giống nhau đến 90%. Sở hữu một bộ lông với nhiều màu sắc khác nhau.
Phần ngực và đuôi sẽ có màu đỏ tươi hoặc màu xanh lục.
Màu xanh lục cũng là màu chủ đạo trên lưng và phần cánh ở vẹt Green cheek
Xung quanh cổ sẽ có một chiếc vòng màu trắng, bao quanh là màu xanh ô liu kết hợp với màu đỏ trên ngực.
Phần má có màu xanh ôl liu xen kẽ màu trắng.
Phần đầu là màu đen hoặc đen sẫm.
Một chiếc đuôi dài màu đỏ hoặc xanh lam là điểm nổi bật của vẹt Green cheek này.
Mỏ và bàn chân có màu đen và có những vòng trắng chạy quanh mắt.
Vẫn có một vài biến thể được lai tạo chọn lọc trong điều kiện nuôi nhốt như: vẹt Green cheek Blue ( vẹt màu xanh ngọc này khá hiếm) nên rất được nhiều người săn đón hay những loại vẹt mặt vàng, màu quế và dứa.
Tính cách vẹt Green cheek
Mặc dù kích thước cơ thể chỉ lớn hơn vẹt Cockatiel ở Úc một chút, nhưng chúng có tính cách tinh nghịch, hung hăng. Chính điều này đã giúp cho vẹt Green cheek không chỉ bị thu hút bởi màu sắc mà còn bởi tính cách đặc biệt của giống loài này. Mặc khác, chúng khá ồn ào và rất hay cắn những người lạ trêu chọc nơi ở của chúng, đặc biệt là trẻ con dưới 10 tuổi.
Dù hung dữ vậy đấy nhưng nó không lột tả được hết bản chất của vet Green cheek, chúng cũng giống với nhiều loài vẹt khác là đều thông minh, nhanh nhẹn, lém lỉnh. Chúng rất tình cảm, vui tươi và cực kì dễ tính bên cạnh chủ nhân của chúng, người đã huấn luyện, cho ăn, cho uống. Có thể nói vẹt Green cheek là loài nói ít hiểu nhiều, chúng học hỏi rất tốt các kĩ năng bằng những thủ thuật vốn có của giống loài này một cách nhanh chóng, điều này đồng nghĩa với việc sẽ rút ngắn thời gian lao động vất vả của chủ nhân dành cho chúng mà tăng được độ hiệu quả.
Vẹt Green Cheek có nói được không
Là loài được đánh giá không nói nhiều như các loài vẹt khác, nhưng khi mà chúng đã nói thì rất ồn ào bằng giọng thông thường của chúng. Điều này sẽ khiến cho một số người cảm thấy khó chịu vì tiếng ồn, nhưng đừng lo với cách huấn luyện của bạn chắc chắn sẽ chỉ bảo được loài vẹt này khi nào nên hót và hót như thế nào.
Loài vẹt Green cheek này có đặc điểm là thường hót vào những mốc thời gian trong ngày như lúc bình mình và hoàng hôn, hay bắt chước tiếng kêu của quả lắc đông hồ khi điểm những mốc giờ quan trọng.
Vốn từ vựng cơ bản của chúng cũng ở mức khá nên cần trau dồi nhiều hơn trong quá trình huấn luyện, để chúng có thể xử lí tình huống, nói được những câu đơn, câu ghép dài. Quá trình thay đổi của chúng sẽ là một bài đánh giá về cách huấn luyện của bạn đấy nhé.
Tập tính sinh sản của vẹt Green Cheek
Mùa sinh sản thích hợp nhất của vẹt Green cheek là vào mùa xuân. Trong điều kiện nuôi nhốt ở hộ gia đình, chim có thể bắt cặp với người bạn đời, tuy nhiên không phải con vẹt nào cũng kiếm cho mình được bạn đời vì chúng là loài thích sống độc lập và bạn đời phải phù hợp với sở thích riêng, nên kể cả trong chuồng có cả vẹt đực lẫn vẹt cái sống cùng nhau trong 1 thời gian dài, chúng cũng không sinh sản. Đó không liên quan đến sức khỏe hay gặp vấn đề gì về giống loài, mà đơn giản là chúng không ưng ý nên không chịu sinh sản.
Loại vẹt này đẻ khá ít trứng chỉ 2 – 4 quá trứng/ mùa sinh sản. Thời gian ấp trứng trong 28 – 30 ngày, sau 3 tháng thì vẹt sẽ bắt đầu mọc lông.
Khi vào mùa sinh sản, vẹt đực và vẹt cái sẽ cùng nhau tìm lá cây, rơm, cành cây đan lại để làm tổ. Tổ sẽ được dựng trên những thân cây lớn, những hốc cây hoặc những nơi trên cao có bề mặt phẳng.
Cách chăm sóc vẹt Green Cheek
Công việc chăm sóc một chú vẹt Green cheek cũng không có thay đổi nhiều so với những chú vẹt hay những thú cưng khác nhưng không phải ai cũng có thể chăm sóc các chú vẹt đúng cách. Bạn sẽ phải tìm hiểu, tìm tòi để nắm được nhiều kiến thức chắc chắn lúc đó bạn sẽ thu lại được những điều diệu kì từ nó đến với bạn. Hãy để Pet Library giúp bạn:
Thức ăn cho vẹt Greecheek
Chúng sẽ yêu cầu một lượng thức ăn tươi mỗi ngày để đáp ứng cho vẹt điều kiện sống tốt nhất.
Trong tự nhiên, vẹt ngực hồng hay ăn cỏ, chồi lá, hoa, hạt, và đôi khi cả côn trùng để đảm bảo lượng protein.
Với bất kì loài vẹt nào thì thức ăn ở dạng viên sẽ đáp ứng mọi nhu cầu về dinh dưỡng cho vẹt. Đảm bảo rằng ít nhất 50% thức ăn hằng ngày phải ở dạng viên và 50% rau quả tươi.
Thức ăn bao gồm:
Rau củ quả: xà lách, xà lách xoăn, cà chua, cà rốt, dưa chuột, cải xoăn, củ cải, cải xoong, ớt, bí, đậu xanh, rau mầm,…
Trái cây: Táo, ổi, cam, quýt, dưa hấu,…
Hạt: Ngũ cốc, hạt hướng dương, hạt kê,…
Sau khi tập luyện với cường độ cao bạn có thể bổ sung thêm hạt óc chó, hạnh nhân, quả hồ đào giúp cơ thể khỏe khoắn.
Lưu ý: Không cho vẹt ăn socola, caffeine, bơ hoặc muối đường, đó là thức ăn kiêng kị cho vẹt.
Lồng nuôi vẹt Green Cheek
Vẹt Green cheek là loài có kích thước nhỏ, nên lồng của chúng cũng không cần quá lớn như các loài vẹt khác. Để một chiếc lồng phù hợp với loài này sẽ là lồng hình vuông hoặc hình chữ nhật với kích thước chiều cao khoảng 60 và chiều dài 80cm.
Thêm 1 vài chiếc cầu để chúng đậu, như vậy sẽ phát triển tốt thể chất của vẹt.
Nếu bạn dùng một chiếc lồng nhỏ không phù hợp sẽ khiến chúng khó chịu dẫn đến nhiều hệ lụy về sức khỏe.
Tắm cho vẹt Green Cheek
Vẹt nào thì cũng có những con kí sinh trùng bám trên cơ thể, khi tắm hay kết hợp cả xà phòng để giúp chúng sạch sẽ hơn, chỉ như vậy mới trị được những con kí sinh trùng.
Lưu ý: Đừng xịt vòi nước mạnh vào cơ thể, nên sử dụng khay nước hay vòi nước sẽ tốt hơn. Hãy làm khô hoặc sấy khô cơ thể ngay sau khi tắm để tránh việc bị cảm lạnh.
Ngoài mục đích là làm sạch cơ thể, việc tắm cho chúng cũng giúp bạn tạo được sự thân thiết hơn, cứ như vậy thì đến lúc tắm chúng sẽ không còn bay nhảy, sợ hãi nữa.
Kiểm tra sức khỏe cho vẹt Green Cheek
Nếu có điều kiện thì hãy thường xuyên cho vẹt của bạn kiểm tra sức khỏe định kì hàng tháng để có những thay đổi trong cách chăm sóc nếu có gặp vấn đề về sức khỏe.
Bởi nếu gặp vấn đề trong chế độ ăn uống sẽ làm cho vẹt mắc nhiều bệnh về tiêu hóa, đường ruột. Khi để lâu sẽ làm cho bệnh nặng thêm và nhiều hậu quả đáng tiếc sẽ xảy ra với vẹt, nên kiểm tra sức khỏe định kì có vài trò cực kì quan trọng đó.
Vẹt Green Cheek có giá bao nhiêu
Vẹt Green cheek đã được du nhập tại khá nhiều nước ở Châu Á trong đó Việt Nam cũng thuộc nước sở hữu chúng khá phổ biến. Nên việc mua một chú vẹt Green cheek sẽ không quá khó khăn, bạn có thể tìm tại các cơ sở, trung tâm chuyên bán vẹt để hỏi mua. Lưu ý rằng nếu bạn là người chưa có kinh nghiệm về việc chọn lựa mà muốn sở hữu cho mình một chú vẹt, hãy nhờ ai đó thân quen tư vấn cho bạn để không bị mất tiền oan mà vẫn đảm bảo được chất lượng vẹt.
Giá của một con vẹt Green cheek được tiêm phòng đầy đủ, sức khỏe, thể trạng đều tốt và sở hữu ngoại hình đẹp sẽ giao động từ 4 – 5tr/con.