Tắm cho chó thế nào cho đúng? Có những cách tắm nào luôn giúp chó sạch sẽ? Một trong những câu hỏi tưởng chừng như đơn giản nhưng khi bắt tay vào thực hiện thì quả là khó phải không nào. Vậy thì tắm cho chó bằng cách nào sẽ đem lại hiệu quả thiết thực nhất, đừng lo Thư viện thú cưng sẽ giúp bạn hiểu được tầm quan trọng của việc tắm cho chó và tắm làm sao cho đúng cách. Hãy đọc tiếp!
Tắm cho chó? Vì sao?
Tắm cho chó là một thói quen chải chuốt thường xuyên lại bộ lông của chúng để chúng luôn cảm thấy mình sạch sẽ và khỏe mạnh, đồng thời nó cũng giúp loại bỏ được những kí sinh trùng, bụi bẩn bám trên bộ lông hoặc các yếu tố xấu khác mắc kẹt trên bộ lông mà không thể rơi ra được. Khác với cơ thể con người, ở chó sẽ không có tuyến mồ hôi vì thế sẽ không gây ra sự ướt át khi hoạt động. Vì vậy mà ở chó không có khả năng trao đổi khí và độ tỏa nhiệt trên da của chúng là cực kì nhỏ. Nếu ở những nơi có khí hậu lạnh quanh năm, sương tuyết nhiều thì việc tắm cho chó sẽ ít khi được diễn ra, và cũng có thể nói là không diễn ra.
Tuy nhiên đó là đối với các nước trên thế giới, còn ở tại Việt Nam thì việc tắm cho chó cần phải diễn ra thường xuyên. Với vị trí địa lí cùng với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, khí hậu ở miền bắc là cận nhiệt đới ẩm và miền Nam, miền Trung là nhiệt đới gió mùa nên sẽ có rất nhiều những bụi bẩn, kí sinh trùng bám trên da mà bằng mắt thường có thể chúng ta sẽ không nhìn thấy hoặc đâu đó là không để ý. Từ đấy thì việc để bụi bẩn, kí sinh trùng, ve, bọ, mòng… bám trên da lâu sẽ khiến da vón thành cục, thành tảng chứ không còn mượt mà như trước nữa gây ra các bệnh ngoài da như: ngứa, sưng, tróc da, nổi mẩn, mụn, ghẻ,…
Vào mùa hè, nhiệt độ cơ thể của chó cao hơn so với cơ thể người nên việc chịu nắng nóng cực kì kém. Thêm nữa, việc là mà để chó bị những bệnh như trên sẽ gây ra mùi hôi, khó chịu, mà lại rất khổ cho chó khi suốt ngày phải gãi ngứa, ghẻ,…Vậy nên là vào mùa hè, bạn hãy bớt chút thời gian để tắm sạch sẽ cho con chó nhà mình để đảm bảo sức khỏe và thơm tho sạch sẽ.
Tần suất tắm cho chó là bao lâu
Việc một con chó đòi hỏi bạn tắm cho chúng thường xuyên là không bao giờ xảy ra. Mặc dù chó không cần phải tắm hằng ngày nhưng bộ lông, môi trường, giống chó và các yếu tố khác nhau cũng ảnh hưởng đến tần suất tắm cho chúng. Một con chó con với bộ lông bóng mượt mà bạn thường xuyên tắm cho nó không làm giảm độ bóng của bộ lông, gây khô da bởi những chất tẩy thậm chí là gây tổn thương bề mặt da. Vì lí do này cho nên, chúng ta chỉ cần tắm 1 lần/tuần đối với mọi giống chó. Nhưng đấy là cách chúng ta nên biết còn nếu chi tiết hơn các bác sĩ thú y sẽ nói cho bạn từng giống chó nào sẽ có tần suất tắm như thế nào và dưới đây là một số thói quen tắm cho chó mà bạn có thể tham khảo:
Chó Alaska, Golden Retriever, Shiba, Husky, Becgie: Với những loại chó này, sức đề kháng khỏe thì bạn có thể tắm thường xuyên, chải chuốt bộ lông của chúng để giúp chúng có một ngoại hình khỏe đẹp. Về những loài chó này bạn có thể tắm 1 lần/ngày.
Chó Poodle, Phốc sóc, phốc huơu, pug, chó ta: Bộ lông của những loài chó này ngắn và mịn nên bạn có thể tắm 1 lần/tuần. Nếu có thời gian rảnh rỗi bạn có thể áp dụng 2 lần/tuần.
Khi nào thì nên tắm cho chó
Cũng giống với người việc tắm cũng cần phải có thời điểm nên hay không nên đúng không nào. Với người thì bạn không nên tắm quá khuya hay tắm lúc đang có nhiều mồ hôi, lúc này bạn rất dễ bị đột tử, cảm lạnh,…Vậy nên bạn sẽ phải nắm kĩ những khung giờ nào là tắm cho chó hợp lí để đảm bảo sức khỏe của chúng.
Lưu ý không nên tắm cho chó vào khoảng thời gian sau
Trước khi ăn khoảng 2h
Mùa đông nhiệt độ dưới 18 độ C
Chó đang bị ốm
Chó mới tách sữa mẹ
Chó cái giao phối trong 15 ngày
Chó mới sinh con
Chó mới mua về nhà
Chó vừa được tiêm phòng
Thời gian phù hợp để tắm cho chó
Việc tắm cho chó phù hợp nhất là vào những khoảng nắng trong ngày, lúc này chó sẽ cảm thấy mát mẻ thay vì gặp lạnh đột ngột. Nếu bạn tắm vào thời điểm cuối ngày thì sau khi tắm hãy làm khô chúng vì để ẩm lâu sẽ bị bụi bẩn bám vào nhanh hơn mà có thể bị những bệnh không nên có về sau.
Chuẩn bị gì khi tắm cho chó
Chuẩn bị đúng cách sẽ giúp chó nhà bạn hợp tác với bạn dễ dàng hơn và cũng dễ tắm hơn. Bồn tắm sẽ là nơi thích hợp nhất cho chó nhà bạn, nhưng không phải nhà ai cũng sắm được bồn tắm, thay vì vậy có thể dùng chậu, trong nhà tắm. Ở những Pet Shop cũng cung cấp những loại bồn mà chó có thể tự tắm với kích thước khác nhau nhưng bạn sẽ mất một khoản kha khá đấy. Nhưng nó còn ít tốn kém hơn so với việc mỗi lần tắm bạn lại thuê người chải chuốt, tắm rửa.
Nếu bạn tự tay tắm cho chó ở bên ngoài, lưu ý đừng sử dụng nước quá lạnh hoặc sử dụng nước ấm và thời tiết phải ấm áp hoặc nắng nóng. Nếu sử dụng nước lạnh, kí sinh trùng vẫn sẽ bám được trên cơ thể của chó và việc tắm cho chó mà như vậy là không hiệu quả.
Dụng cụ khi tắm cho chó
- 2 cục bông nhét vào tai để tránh nước vào trong tai
- Thảm nhà tắm bằng cao su (nếu có) để chó không bị trơn trượt
- Khăn mềm có độ thấm hút cao
- 1 lọ thuốc mỡ thú y, tránh trường hợp sữa tắm rơi vào trong mắt
- Bàn chải, lược thưa tùy vào loại lông của chó
- Tạp dề hoặc quần áo tối màu
- Dầu gội, xà phòng dành cho riêng chó
Hướng dẫn cách tắm cho chó
Bước 1: Chuẩn bị cho chó tắm
Hãy nhớ rằng, chải lông cho chó trước khi vào tắm để gỡ bỏ các sợi lông bị rối sẽ không gây ảnh hưởng trong quá trình tắm. Sau đó, thoa một chút thuốc mỡ chuyên dụng lên để vùng mắt, điều này giúp bảo vệ mắt khỏi tia bọt của xà phòng.
Bước 2: Làm ướt chó
Bạn chó thể cho chó bơi trong bồn tắm, chậu nước hoặc có thể dùng bình xịt cầm tay.
Sẽ có nhiều bộ lông khó thấm nước nên việc ngâm kĩ và xoa nhẹ lên phần cơ thể để làm ướt bộ lông. Tránh việc chà xát mạnh vào mắt và tai.
Theo bản năng, khi ngấm nước chú chó của bạn sẽ vùng vẫy, muốn giũ nước. Bạn có thể giữ tay trên đỉnh đầu của chó giúp ngăn ngừa việc làm này.
Bước 3: Gội đầu cho chó
Bôi xà phòng hoặc dầu gội chuyên dụng lên cơ thể, sử dụng một lượng vừa đủ để tạo bọt và mỗi lần thoa chỉ lấy một ít dầu gội để không bị lãng phí. Không thì một tip đơn gian hơn cho bạn đó là pha dầu gội với nước vào bình xịt cầm tay để việc tắm sẽ dễ dàng hơn. Hãy nhớ là đừng xịt vào tai, mắt hay bộ phận sinh dục đấy nhé.
Bước 4: Massage cho cún
Chà nhẹ hoặc xoa bóp cho chúng vài phút bằng tay hoặc lược, bàn chải, đảm bảo rằng con chó nhà bạn sẽ rất thích bước này. Thời gian bạn giữ dầu gội trên người chúng từ 10 – 15 phút, trong khoảng thời gian này bạn cũng có thể vệ sinh tai chó, nơi đây sẽ tích tụ nhiều kí sinh trùng, ve, rận, bọ ở chó mèo nhất.
Bước 5: Rửa và tráng lại bằng nước sạch
Hãy dùng nước sạch xả sạch tất cả dầu gội, xà phòng ở bộ lông của nó, bình xịt cầm tay hay vòi sen sẽ giúp bạn việc này tốt hơn so với việc dùng gáo hay cốc để đổ lên người chúng. Bạn phải kiểm tra lại những kẽ chân xem còn xà phòng không thì xả sạch chúng đi nhé.
Bước 6: Làm khô cho chó
Như đã nói thì đây là bước quan trọng nhất trong việc đảm bảo an toàn vệ sinh cho chó.
Hãy để chúng đứng yên và lắc nhẹ, sau đó sử dụng khăn mềm có độ thấm hút cao, lau khô nước còn thừa trên cơ thể chó, bạn có thể lấy thêm khăn để làm khô nếu như khăn kia đã thấm đủ nước. Một cách khác là dùng máy sấy khô và để chúng ở nhiệt độ vừa ấm nhé, máy sấy có công suất rất mạnh nên bạn hãy cầm cao lên khi sấy là tránh sấy trực tiếp vào tai, mắt. Đảm bảo rằng bạn giữ được sự an toàn khi sử dụng máy sấy, còn nếu không thì thôi.
Khi chó hoàn toàn khô, bạn hãy chải lại bộ lông nhé và giữ cho chúng không ra những nơi bẩn cho đến khi khô ráo, nếu không chúng sẽ trở lại ngay những nơi bẩn và lúc đó những bước bạn đã vệ sinh thật là mất công.
Những điều cần lưu ý khi tắm cho chó
Sử dụng sữa tắm thú y chuyên dụng thay vì dùng của người, vì sữa tắm hay dầu gội của người có tính tẩy cao, việc dùng này sẽ làm cho bộ lông không được mượt mà còn không loại bỏ được kí sinh trùng trên da.
Nếu cho nhà bạn bị viêm da hay bị ghẻ thì nên hỏi bác sĩ thú ý trước khi mua những sản phẩm sữa tắm thông thường.
Nếu cho nhà bạn có những biểu hiện bất thường hay phản ứng dữ dội, bạn không nên tắm cho chúng nữa vì có thể gây nguy hiểm cho chính bạn và nó.
Với những con chó có bộ lông dài thì nên cắt tỉa thường xuyên.
Nếu bạn có thắc mắc gì thì hãy để lại lời nhắn dưới phần bình luận. Pet Library luôn ở đây để làm cho cuộc sống của bạn với thú cưng dễ dàng và thú vị hơn, chúng tôi tin rằng bạn sẽ làm được. Chúc bạn thành công!