Vẹt Ngực Hồng – Chim Két | Đặc Điểm Nổi Bật, Cách Nuôi & Chăm Sóc

Vẹt Ngực Hồng - Chim Két Thông Tin

Vẹt ngực hồng hay còn gọi là chim két là sự lựa chọn hoàn hảo cho những người nuôi thú cưng thích tiếp xúc thường xuyên với chim cảnh. Chúng cực kì thông minh và rất mến khách, loại vẹt có màu lông hồng này dễ dàng học cách nói nhiều từ, dễ thực hiện các mẹo phức tạp trong quá trình huấn luyện nếu quá trình này diễn ra thường xuyên. Bạn đã biết được những gì về loài vẹt này, hãy cùng Pet Library đi tìm hiểu nhé!Chăm sóc vẹt ngực hồng

Nguồn gốc của vẹt ngực hồng

Sẽ có rất nhiều người nhầm lẫn rằng vẹt ngực hồng và chim két là 2 loài khác nhau. Không, đây chỉ là cách gọi khác đi của giống loài này. Chúng được tìm thấy ở phía đông khu vực Nam Á, dọc theo hướng núi Himalaya. Mặc dù loài vẹt xuất hiện nhiều trên thế giới nhưng chúng được nuôi phổ biến nhất tại các quốc gia Đông Nam Á, đặc biết là ở Indonesia và quần đảo Andaman.Nguồn gốc của Vẹt Ngực Hồng

Ngoại hình và màu sắc của vẹt ngực hồng

Ngoại hình của nó cũng tương tự như cái tên của nó, có mảng lông màu hồng khá lớn trước ngực. Thân người có màu sắc xanh lá cây là chủ yếu, mỏ có màu đen hoặc cam. Ở phần cánh và phần thân sẽ được phối thêm 1 vài màu như xanh dương hay vàng.
Chiều dài cơ thể của chúng là 30 – 40cm, trọng lượng từ 400 – 500gr.
Những loại vẹt đực dậy thì mỏ sẽ có màu đỏ, còn vẹt cái trưởng thành sẽ có màu đen.Ngoại hình và màu sắc của vẹt ngực hông - chim két

Tính cách của vẹt ngực hồng

Trong các loài vẹt thì vẹt xám Châu Phi được đánh giá thông minh nhất, tiếp đến sẽ là vẹt ngực hồng. Một chú vẹt thông minh, nhay nhạy, hoạt bát và rất đáng yêu.
Vẹt ngực hồng này cũng được xếp vào diện dễ nuôi dễ huấn luyện, nên khi được nhận nuôi trong những chiếc lồng mới, dù thay đổi môi trường sống nhưng chúng rất dễ để thích nghi.
Mặc dù nói là dễ nuôi vậy đấy, nhưng nếu bạn không cung cấp cho chúng đủ một môi trường tốt chúng rất dễ nổi cáu hoặc tỏ ra bực bội thông qua những hành động cụ thể như: ủ rũ, không bay nhảy thường xuyên,…
Trong tự nhiên thì loài vẹt là loài sống theo bày đàn để ý kiếm ăn, làm tổ,…nên với bản chất hoang dã như thế chúng sẽ có tập tính bảo vệ lãnh thổ cũng như nơi mình sinh sống. Chúng sẵn sàng tấn công những vị khách làm phiền đến họ, động chạm đến lãnh thổ của chúng. Nhưng không vì thế mà loài vẹt ngực hồng này không được chọn, bạn hãy huấn luyện nó theo thời gian, đảm bảo rằng bạn sẽ thấy sự khác biệt khi vẹt trở thành thú cưng của bạn.
Lưu ý: Đối với những trẻ em dưới 10 tuổi, chưa nhận thức được và rất hay trêu nghịch, quậy phá. Chúng ta không nên cho trẻ tiếp xúc gần sẽ gây nguy hiểm cho bé và ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lí của vẹt.Tính cách của vẹt ngực hồng

Vẹt ngực hồng có nói được không

Là loại vẹt rất thông minh và hoạt bát như thế, việc nói chuyện hay bắt chước là một đặc tính giống loài có sẵn. Việc nói chuyện hay tiếng hót có hay hay không có còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố chăm sóc và huấn luyện. Thường thì những người mới bắt đầu nuôi vẹt sẽ được khuyên nên nhận nuôi chúng khi chúng được 2 tuổi. Lúc này thể chất cũng như giọng nói đã được huấn luyện bài bản, bạn chỉ cần dạy thêm cho chúng thứ tiếng gì đó mà bạn muốn. Một khi bạn đã làm được thì bạn đã trở thành người có kinh nghiệm và những lần nuôi tiếp theo bạn có thể nuôi những con vẹt non từ khi nó bung ra vỏ trứng.
Nếu bạn nhận nuôi nó sớm mà lại chưa có kinh nghiệm về việc huấn luyện, rất có thể vẹt của bạn bị ảnh hưởng đến quá trình trưởng thành, đặc biệt là có thể trở thành vẹt câm.Vẹt ngực hồng nói và bắt chước

Tập tính sinh sản của vẹt ngực hồng

Vẹt ngực hồng cũng sẽ chọn mùa hè ấm áp làm mùa ưa thích để sinh sản.
Loại vẹt này đẻ khá ít trứng chỉ 2 – 4 quá trứng cho một mùa sinh sản. Thời gian ấp trứng trong khoảng 1 tháng, sau đó vẹt sẽ tự bung ra khỏi vỏ trứng.
Để bắt đầu vào mùa sinh sản, bố mẹ vẹt sẽ đi kiếm lá cây, rơm, cành cây đan lại thành tổ chắc chắn, chúng sẽ xây dựng ở trên những hốc cây lớn, thân cây, hoặc nơi nào đó bằng phẳng ở trên cao trong rừng. Bố vẹt sẽ có trách nhiệm đi tìm kiếm thức ăn cho mẹ vẹt hằng ngày để mẹ vẹt có sữa cho vẹt con.vẹt ngực Hồng tập tính sinh sản

Cách nhận biết vẹt ngực hồng đực và cái

Việc nhận biết đâu là vẹt ngực hồng đực, đâu là vẹt ngực hồng cái rất đơn giản. Quá trình thay màu mỏ sẽ diễn ra, màu sắc cũng thay đổi để bạn nhận biết được dễ dàng hơn:
Khi còn sơ sinh cả 2 loại vẹt đều có mỏ màu đỏ (kéo dài 3 tháng)
Đến tháng thứ 3 cả 2 chuyển sang màu đen (kéo dài 3 – 5 tháng)
Khi được 10 tháng tuổi, vẹt ngực hồng đực mỏ chuyển sang màu đỏ, còn vẹt ngực hồng cái sẽ giữ nguyên màu đen.
Màu sắc thì vẹt trống sẽ trội hơn so với vẹt mái. Chúng có ngoại hình đẹp hơn với 7 màu sắc khác nhau trên cơ thể thay vì 5 màu của vẹt mái.Nhận biết chim két đực cái - hồng đực - hồng cái

Cách chăm sóc vẹt ngực hồng

Vẹt ngực hồng là loại dễ chăm sóc nhất khi còn nhỏ, nên khi nhận nuôi bạn chỉ cần lưu ý đến chế độ ăn uống, chuồng nuôi, các vấn đề sức khỏe thường gặp.

Thức ăn cho vẹt ngực hồng

Trong tự nhiên, vẹt ngực hồng hay ăn cỏ, chồi lá, hoa, hạt, và đôi khi cả côn trùng để đảm bảo lượng protein.
Nhưng khi bạn nhận nó về làm thú cưng trong gia đình, hãy cho vẹt ngực hồng một chế độ ăn uống cân bằng.
Với bất kì loài vẹt nào thì thức ăn ở dạng viên sẽ đáp ứng mọi nhu cầu về dinh dưỡng cho vẹt. Đảm bảo rằng ít nhất 50% thức ăn hằng ngày phải ở dạng viên.
Một nửa còn lại bạn có thể bổ sung:
Rau củ quả: xà lách, xà lách xoăn, cà chua, cà rốt, dưa chuột, cải xoăn, củ cải, cải xoong,ớt, bí, đậu xanh, rau mầm,…
Trái cây: Táo, ổi, cam, quýt, dưa hấu,…
Hạt: Ngũ cốc, hạt hướng dương, hạt kê,…
Sau khi tập luyện với cường độ cao bạn có thể bổ sung thêm hạt óc chó, hạnh nhân, quả hồ đào giúp cơ thể khỏe khoắn.Thức ăn vẹt ngực hồng - còn gọi là chim Két

Chuồng nuôi cho vẹt ngực hồng

Hãy chọn một chiếc chuồng hay lồng nuôi có đủ không gian sinh hoạt cho vẹt. Vì kích thước của chúng khá lớn nên nếu bạn dùng một chiếc lồng nhỏ sẽ khiến chúng khó chịu dẫn đến nhiều hệ lụy về sức khỏe.
Mặc dù tuổi thọ trung bình cho thấy chúng có thể sống được 40 – 50 năm, nhưng bạn cũng có thể can thiệp vào công cuộc kéo dài tuổi thọ bằng điều kiện nuôi nhốt hợp lí.Chuồng nuôi vẹt ngực hồng - chim két

Tắm cho vẹt ngực hồng

Vẹt nào thì cũng có những con kí sinh trùng bám trên cơ thể, khi tắm hay kết hợp cả xà phòng để giúp chúng sạch sẽ hơn, chỉ như vậy mới trị được những con kí sinh trùng.
Lưu ý: Đừng xịt vòi nước mạnh vào cơ thể, nên sử dụng khay nước hay vòi nước sẽ tốt hơn. Hãy lau khô hoặc sấy khô cơ thể ngay sau khi tắm để tránh việc bị cảm lạnh.
Ngoài mục đích là làm sạch cơ thể, việc tắm cho chúng cũng giúp bạn tạo được sự thân thiết hơn, cứ như vậy thì đến lúc tắm chúng sẽ không còn bay nhảy, sợ hãi nữa.Vẹt Ngực Hồng - Chim Két

Vẹt ngực hồng có giá bao nhiêu

Nếu mua vẹt từ một nhà lai tạo hoặc những cơ sở bán vẹt uy tín. Hãy tìm đến những người có kinh nghiệm sẵn trong việc lựa chọn các giống vẹt trước khi đưa ra quyết định xem chúng có phù hợp với bạn không. Như vậy sẽ đảm bảo chất lượng an toàn cho bạn mà không bị mất tiền oan.
Giá của con vẹt ngực hồng này không cao so với mặt bằng chung giá của các loài vẹt khác. Loài vẹt này hiện nay cũng được nuôi rất nhiều tại Việt Nam 1 phần là do ngoại hình đẹp, một phần do dễ nuôi cũng như phù hợp với túi tiền. Mức giá sẽ tùy thuộc vào ngoại hình, khả năng hót, tính cách và kích thước.
Một con vẹt ngực hồng loại trưởng thành được bán trên thị trường có giá trị từ 300 – 500k/con
Vẹt ngực hồng non sẽ từ 200 – 350k/con.
Hy vọng rằng qua bài viết này, Pet Library đã cho bạn những trải nghiệm về giống vẹt ngực hồng, giúp bạn có thêm kinh nghiệm và biết được cách chăm sóc chúng. Chúc bạn huấn luyện thành công chú vẹt của gia đình bạn nhé!Vẹt ngực hồng có giá bao nhiêu