Chó Maltese | Đặc Điểm Nổi Bật & Những Sự Thật Thú Vị Về Chó Maltese

Chó Maltese Đặc Điểm Nổi Bật & Những Sự Thật Thú Vị Về Chó Maltese

Được biết đến là một giống chó hiền lành và không sợ hãi, Maltese được mọi người chào đón như một người bạn. Một dòng chó quý tộc nổi bật với bộ lông trắng quyến rũ của chúng mang lại luôn toát ra một vẻ đẹp quý phái, hoàng gia diệu kì. Sự mạnh mẽ, hoạt bát của chúng vượt trội hơn hẳn so với những người bạn cùng trang lứa luôn là điểm đặc biệt, ngay cả thế, đấy không phải là tất cả về loài chó quý tộc này. Dưới đây sẽ là đặc điểm của giống chó Maltese và những sự thật đặc biệt của loài chó quý tộc này. Hãy để Thư viện thú cưng cũng bạn khám phá loài chó này!

Chó Maltese

Tổng quát và đánh giá chó Maltese

Nguồn gốc của chó Maltese

Nguồn gốc của chó Maltese

Tọa lạc tại quần đảo Malta, Địa Trung Hải. Giống chó này được cho là xuất hiện khoảng 2000 năm về trước, nhưng mãi đến thế kỉ thứ XV, loài này được đem đến Pháp để nuôi và khi đó mới phổ biến rộng rãi tại Pháp. Loài chó này bản thân của nó đã mang dáng dấp, sự mạnh mẽ của một người trong hoàng gia, cho đến thế kỉ thứ 16, Maltese du nhập vào Vương Quốc Anh và ngay lập tức chúng được nó trở thành loài chó được ưa chuộng bậc nhất của giới hoàng gia quý tộc, đặc biệt là thú cưng của Nữ hoàng Anh Elizabeth I, Mary Queen Of Scots và Queen Victoria.
Câu chuyện về nguồn gốc xuất thân của con chó Maltese này vẫn đang không được chắc chắn. Đến thời điểm hiện tại chó Maltese được nhiều người tin rằng nó là ở đảo Malta của Địa Trung Hải từ những con chó dạng Spitz và Spaniel. Một số đông ý kiến lại cho rằng thực tế này sai hoàn toàn và khẳng định nó được phát triển tại Ý, không dừng lại ở đó, châu Á cũng được đề cập đến là nguồn gốc chính của loại chó này. Tất cả vẫn đang ở mức khẳng định trên ngôn ngữ nói còn theo lịch sử hình thành và phát triển cũng như nghiên cứu của các nhà khoa học thì chó Maltese vẫn được sổ sách ghi lại là có nguồn gốc tại Địa Trung Hải.

Lịch sử phát triển của chó Maltese

Lịch sử phát triển của chó Maltese

Chó Maltese chính là tổ tiên của những dòng chó như Poodle, phốc sóc, phốc hươu, chihuahua,… ngày nay, giống chó được biết đến là cổ xưa nhất của các giống chó Toy.
Tuy nhiên, một mất mát lớn với giống chó này là khoảng giữa thế kỉ thứ 17 – 18 thì chó Maltese không còn xuất hiện nhiều và đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng cao. Chính biến cố của thế kỉ 17 này, các nhà khoa học đã cố gắng lai tạo ra các giống chó nhằm bảo tồn và giữ gìn được bản sắc của một chú chó hoạt bát mạnh mẽ như Maltese. Việc chế ra giống chó nhỏ chỉ bằng con sóc đã làm mất đi nguồn gen thuần khiết nhất của giống chó này, mãi đến năm 1988, bằng nỗ lực của các nhà khoa học, giống chó Maltese này đã được khôi phục gần như 100%, sự trở lại mạnh mẽ này đã nổ ra tại nước Mỹ, đất nước của sự sầm uất thời đó. Cho đến ngày nay, chó Maltese vẫn đang được ưa chuộng làm thú cưng của nhiều hộ gia đình và cũng đã lan ra nhiều khu vực trên thế giới.
Năm 2008, chó Maltese lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam. Tính đến thời điểm hiện tại, số lượng người ưa chuộng chọn chó Maltese làm thú cưng của mình lên đến con số 13%. Con số này khá khiêm tốn bởi chi phí bỏ ra cho một con chó Maltese này rất đắt và chỉ phù hợp với những gia đình có điều kiện nuôi dưỡng. Mặc dù số lượng chó Maltese này vẫn được nhập vào Việt Nam đã tăng đáng kể, nhưng giá quá cao so với mặt bằng chung nên nhiều người thực sự thích giống chó này thì lại chưa tiếp cận được, do đó chó Maltese khi được nhắc tên thì số lượng người biết đến vẫn ở mức hạn chế và chưa phổ biến tại thị trường Việt Nam.
Một trong số những sự thật thú vị được tiết lộ và được truyền tai nhau về loài chó Maltese này đó là: các nhà văn, nhà thơ, các nghệ sĩ và cả các nhà sử học cổ đại, trong đó có nhà Triết học nổi tiếng Aristote, đã biến giống chó Maltese này trở thành giống chó huyền thoại trong tác phẩm của mình. Một đức tin về chó Maltese là luôn giữ được vai trò đặc biệt và thần thánh hóa nó trong nền văn minh đầu tiên của nhân loại: Ai Cập, Hy Lạp, La Mã. Thậm chí chó Maltese được coi là chó tâm linh của người Hy Lạp khi người Hy Lạp coi chúng là con vật thần thành và xây cất những ngôi mộ hoành tráng khi chúng qua đời. Người Ai Cập và ở nhiều thế kỉ sau, người dân châu Âu cũng đã nghĩ rằng chó Maltese chữa được khỏi bệnh bằng cách đặt chúng lên chiếc gối đầu của người bệnh. Điều này đã khiến chó Maltese trở thành nhân vật truyền cảm hứng và một trong những cái tên gắn liền với nó “The Comforter”. Ngay cả trước kỉ nguyên Cơ Đốc Giáo, giống chó này đã phổ biến rộng rãi trong các nền văn hóa tại Địa Trung Hải.

Đặc điểm hình dáng của chó Maltese quý tộc

Đặc điểm hình dáng của chó Maltese quý tộc

 

Với giống chó tao nhã nổi tiếng này, bao trùm toàn bộ cơ thể là lớp lông trắng mượt. Lông thẳng dài và dày, một khuyết điểm của dòng chó này đó là rất dễ bị rụng lông và luôn rơi xuống sàn. Trước đây chó Maltese không chỉ dùng ở một loại lông cơ bản mà chúng được phối nhiều màu như đỏ, hồng, vàng, cam,…Đó là câu chuyện của nhiều năm về trước còn ngày nay, những màu đó không thể hiện được đẳng cấp của người chơi loài chó này cho nên hiện tại ở tất cả các thị trường trên thế giới, màu trắng là màu đặc trưng và được lựa chọn nhiều nhất bởi sự tinh khiết, trong trắng của mình, đồng nghĩa là những cách phối màu kia ngày càng mất dần bản sắc, không được lựa chọn, từ đó sự xuất hiện bộc phát nhanh chóng đó đã biến mất trong thời gian ngắn.
Với lớp lông dài của mình, khi chó Maltese di chuyển, anh ta dường như đang bay lơ lửng trên đám lông của mình. Một con chó Maltese trưởng thành, sự có mặt của những chiếc lông tơ là hoàn toàn không có vì thế mà việc rụng lông tại thời điểm này là rất ít. Đặc biệt có nhiều ý kiến cho rằng việc không có lông tơ cũng giúp cho loài chó này không bị dị ứng. Tất nhiên ngày nay điều đó vẫn đúng với những con chó trưởng thành này.
Nhưng điều đáng nói về hình dáng của chó Maltese không chỉ nằm ở chiếc áo khoác bên ngoài của anh ta. Để hoàn thiện một bức tranh tổng thể về một con chó quý tộc, những bộ phận khác đương nhiên là cũng phải chú ý đến. Một hộp sọ hơi tròn, mũi đen, đôi tai cụp, đôi mắt đen lanh lợi, chân ngắn, thẳng cộng thêm một cái đuôi vô cùng duyên dáng. Nó là một chú chó thông minh, ngọt ngào lại có sức mạnh thể chất và hết lòng vì người chủ của mình.
Cân nặng của một con chó Maltese trưởng thành dao động từ 3 – 4 kg , chiều cao khoảng 21 – 25cm. Với con nhỏ hơn thì khoảng 2 – 3,5kg và chiều cao từ 20 – 23cm. Tuy là một dòng chó có kích thước nhỏ, nhưng anh ta có tuổi thọ sống trung bình tương đối cao. Một chú chó Maltese có thể sống được từ 13 – 15 năm, đây chỉ là con số ước chừng, vẫn có những con sống lâu hơn bởi tuổi thọ ngắn hay dài của nó phụ thuộc vào điều kiện chăm sóc của bạn.
Là một giống chó nhỏ nhất trong các giống Toy, đương nhiên là chó Maltese thích sống ở trong những căn hộ hay những khu chung cư bởi khi ở đó chúng có cảm giác an toàn và có không gian riêng tư. Đùa vậy thôi, chứ dù là sống ở trong môi trường nào đi chăng nữa, chó Maltese cũng vẫn sẽ thích nghi được và sẵn sàng trở thành một sự canh gác hiệu quả dành cho bạn nếu có sự cho phép.

Đặc điểm tính cách chó Maltese

Đặc điểm tính cách chó Maltese

Như đã nói ở phần đầu, chó Maltese được xếp vào hạng những chú chó thông minh nhất thế giới, rất nghe lời và đặc biệt sự trung thành với chủ nhân của nó. Mặc dù nhìn anh ta có vẻ rất quý phái, sang trọng nhưng không tỉ lệ thuận là sự lười biếng, không hoạt động, không nghịch ngợm. Ngược lại chúng là loài chó giàu năng lượng, ưa chạy nhảy, vận động ở cường độ cao, luôn muốn đi dạo, đi chơi thường xuyên. Bản tính của loài chó Maltese không hề có sự chảnh chó mà luôn muốn gần chủ, được chủ ôm ấp, sự ngọt ngào dễ thương của chúng được biết đến rộng rãi ngay cả với những người mới lần đầu gặp gỡ.
Mặc dù vậy, không hẳn là anh ta không có điểm xấu, tính cách của loài này bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố liên quan đến di truyền, cách huấn luyện hay xã hội hóa. Nếu ở trong một môi trường vật nuôi tốt thì chắc chắn chú  đó sẽ có tính khí vui tươi, sẵn sàng tiếp cận với mọi người. Ngược lại, nếu trong quá trình phát triển có xảy ra những biến cố hay điều kiện nuôi dạy không cho phép thì khi trưởng thành chúng tất nhiên là sẽ không bằng được với những chú chó được huấn luyện bài bản. Một nhược điểm duy nhất mà hầu hết cả ở chó con hay chó trưởng thành, từ chó huấn luyện chuyên nghiệp hay chó huấn luyện cơ bản thì đều mắc phải vấn đề đó là rất kén ăn và cực kì khó tính trong việc ăn uống.Cũng giống với mọi loài chó khác, chó Maltese cần được xã hội hóa – tiếp xúc với nhiều người, điểm vui chơi, tham quan giải trí và các trải nghiệm với những môn thể thao, chạy nhảy hay vận động mạnh khi còn nhỏ. Việc tiếp xúc sớm với môi trường sống xung quanh giúp chó Maltese trở thành một chú chó toàn diện cả về thể chất, trí não lẫn tinh thần.

Các vấn đề sức khỏe mà chó Maltese hay gặp phải

Các vấn đề sức khỏe mà chó Maltese hay gặp phải

Nhìn chung chó Maltese là dòng chó khỏe mạnh, nhưng có những đặc điểm luôn giống với tất cả các loại chó khác, đó là dễ gặp phải những tình trạng sức khỏe nhất định. Đến đây thì không thể nói là con chó Maltese nào cũng sẽ gặp phải tình trạng bệnh đó, nhưng điều quan trọng là phải biết chúng đang ở mức độ bệnh nặng hay nhẹ và tìm ra cách điều trị tốt nhất, phù hợp nhất. Việc một chú chó mắc những chứng bệnh ở mức độ thông thường hay nguy cấp nó còn phụ thuộc vào cách chăm sóc, cách bạn cho chúng sinh hoạt hằng ngày hay thời gian biểu mà bạn áp dụng cho anh ta.
Nếu bạn là người muốn tìm mua một con chó Maltese con, hãy tìm đến những cơ sở có uy tín hoặc trực tiếp tìm đến một nhà lai tạo giống chó tốt. Người bán sẽ cho bạn được đầy đủ thông tin về sức khỏe của chú chó ở thời điểm hiện tại cũng như cả sức khỏe của chó bố và chó mẹ. Giấy tờ sức khỏe đó phải đảm bảo rằng có thời hạn và chứng minh được cho đang ở tình trạng tốt nhất cả về thể chất lẫn tinh thần.
Một con chó Maltese trưởng thành đã được các nhà khoa học tìm hiểu, khám phá từng bộ phận trên cơ thể từ chân, tay, mắt, mũi,… và đưa ra những trường hợp sức khỏe xấu ở chúng thường mắc phải:
Xương bánh chè: Việc gặp một vấn đề sức khỏe ở phần chân không phải là điều tồi tệ nhất đối với một chú chó. Khi chó bị thoái hóa có nghĩa là chúng bị trật khớp ở một bộ phận giải phẫu (xương ở phần khớp chân). Thoái hóa khớp còn có thể là ở khớp đầu gối (thường xuất hiện ở chân sau) trượt ra khỏi vị trí cố định. Trường hợp này sẽ khiến anh ta đau, nếu không phát hiện sớm mà để lâu thì dẫn đến tình trạng nặng hơn là tê liệt. Và điều này thì hầu hết xuất hiện với những chú chó luôn muốn vận động mạnh và tương đối là bình thường với tình trạng này.
Rối loạn gan, thận: Rối loạn thận này xảy ra khi một mạch bất thường khiến máu đi qua gan và do đó không được làm sạch dẫn đến tình trạng rối loạn.
Teo võng mạc: Một loại thoái hóa mà không chỉ chó bị, các loài giống mèo cũng là nạn nhân của căn bệnh này. Mù mắt hay còn được gọi với cái tên nhẹ nhàng hơn là thoái hóa mắt, nó là một quá trình chậm do mất các cơ quan cảm thụ ánh sáng ở phía sau mắt. Với công nghệ hiện đại ngày nay, chú chó có thể được phát hiện đã mắc chứng bệnh mù mắt này ở bất kì thời điểm nào trở về trước. Vậy nên một nhà lai tạo có uy tín sẽ có được giấy chứng nhận riêng cho mắt của chó Maltese trưởng thành để chứng minh được về chứng bệnh này bởi các bác sĩ nhãn khoa thú y.
Hạ đường huyết: Đây là bệnh xuất phát từ việc lượng đường được bơm vào trong máu thấp. Một số dấu hiệu để nhận biết rõ căn bệnh này là chó luôn yếu ớt, lú lẫn, dáng đi loạng choạng như người say rượu và đôi lúc xuất hiện những cơn co giật vào ban đêm. Và tất nhiên là nếu phát hiện sớm thì bạn nên báo với bác sĩ thú ý để có hướng điều trị phù hợp nhất cho anh ta.
Hội chứng lắc chó trắng: Rối loạn này đa số bị ảnh hưởng đến các chú chó màu trắng. Các dấu hiệu của tình trạng này là toàn bộ cơ thể luôn run rẩy, thiếu sự phối hợp với các bộ phận khác và mắt luôn chuyển động. Tuy nhiên đây là chứng bệnh không quá nguy hiểm nhưng nó không hẳn chỉ xuất hiện ở chó trưởng thành, ngay cả chó Maltese con từ 3 – 6 tháng tuổi cũng dễ gặp phải do bị căng thẳng hay trong quá trình tập luyện, phấn khích quá mức. Tình trạng này không gây đau đớn và không ảnh hưởng đến tính cách của chó. Còn nếu bạn cảm thấy nghi ngờ chó nhà mình mắc phải vấn đề sức khỏe này thì nhiệm vụ của bạn là đưa ngay đến cơ sở thú y để lựa chọn các hướng điều trị.
Hẹp khí quản: Một số con chó gặp phải trường hợp này là do khí quản dẫn khí đến phổi là làm cho phổi có xu hướng bị xẹp (teo). Cách nhận biết được chú chó Maltese nhà mình có bị mắc phải hay không thì bạn hãy để ý chi tiết nhé: ho mãn tính, ho khan (khan theo kiểu mà nhiều người ví như tiếng còi của con ngỗng), chắc chắn âm thanh đó sẽ khiến bạn cảm thấy buồn cười. Hẹp khí quản này sẽ có những cách điều trị khác nhau mà bạn sẽ được bác sĩ thú y tư vấn là điều trị bằng phương pháp y tế, thứ hai là có thể phẫu thuật.
Hắt hơi ngược: Nghe có vẻ lạ lẫm nên nhiều người lầm tưởng đó là do hẹp khí quản, nhưng không tình trạng này ít nghiêm trọng hơn và chỉ kéo dài trong vài phút. Hắt hơi ngược chủ yếu xảy ra khi con chó của bạn bị kích thích bởi một cái gì đó hoặc dễ hiểu hơn là ăn uống quá nhanh. Đôi khi chất tiết từ mũi chảy xuống vòm miệng mềm của chúng khiến nó đóng lại khí quản theo phản ứng tự động. Phấn hoa và các chất gây kích ứng trong không khí cũng là yếu tố dẫn đến hắt hơi ngược. Ở người, khi ăn uống quá nhanh theo kiểu vồ vập thì dẫn đến bị nghẹn, đã có rất nhiều trường hợp tử vong do nghẹn. Ngược lại với chó thì đấy không phải vấn đề được bàn luận nhiều, có thể nó khiến chó của bạn sợ hãi, hoảng loạn nhưng bạn hãy vỗ về nó đến khi nó bình tĩnh lại thì cơn hắt hơi ngược đó sẽ dừng lại. Còn nếu mà vài phút sau vẫn chưa có biểu hiện tốt thì ngay lập tức bạn đưa chúng đến gặp bác sĩ thú ý, đảm bảo là hết ngay tức thì.

Chăm sóc chó Maltese đúng cách

Chăm sóc chó Maltese đúng cách

Với những dòng chó nhỏ đặc biệt như chó Maltese, công việc chăm sóc chó tương đối khó khăn nhưng hãy cứ bắt đầu từ những việc giản đơn nhất bởi những điều đơn giản kia tưởng chừng là vô vị nhưng nó có vai trò đặc biệt quan trọng đối với tất cả các giống chó, các dòng chó khác nhau. Chó Maltese, anh ta thường xuyên đi dạo hoặc đi chơi ở ngoài công viên hay dưới những sảnh chờ lớn. Không còn là những chú chó luôn thích vận động nữa, giờ đây có cả những anh Maltese chỉ hoạt động trong nhà mà không cần vận động nhiều, dòng chó này không tốn sức mà vẫn giữ được một thân hình đẹp, chuẩn.
Theo một quy chuẩn chung được đặt ra, là bạn sẽ đợi chú chó của mình đạt đến ngưỡng 8 tháng tuổi, khi này bạn có thể huấn luyện chúng, đặc biệt là đi bộ thật xa với nó do xương của chúng đang phát triển và cần những quãng đường đủ dài để hình thành nên một bộ khung xương to và chắc khỏe.
Tựu chung lại, nếu nuôi một con chó Maltese bạn nên tiêm chủng đầy đủ cho chúng, thường xuyên cho chúng đi dạo, kiểm tra sức khỏe định kì.

Chó Maltese ăn gì

Chó Maltese ăn gì

Được biết đến là dòng chó khá kén ăn vì vậy bạn phải đặc biệt quan tâm đến chế độ ăn hằng ngày, khẩu vị phù hợp để chó không cảm thấy bị ngấy.
Thông thường, chúng sẽ yêu thích những món ăn tươi như: thịt bò, cá, thịt gà, bate, thịt heo, rau xanh, các loại củ quả, trứng gà,…tất cả đều giúp chó Maltese nạp vào cơ thể những dưỡng chất phù hợp, không chỉ vậy nó còn giúp tăng hệ miễn dịch cũng như tốt cho hệ tiêu hóa. Thêm một điều mà bạn cần phải lưu ý đó là đường ruột của dòng chó này khá yếu, vì thế với mỗi miếng ăn nên được cắt, gọt sao cho không quá to để Maltese ăn mà không bị nghẹn hay hóc.
Ngoài những thực phẩm tươi sống chỉ là bổ sung thêm đó, thì bữa ăn chính của chó Maltese không thể nào thiếu được thức ăn hạt khô hoặc hạt ướt dành cho chó. Không để bạn phải chờ lâu, sau đây sẽ là top danh sách các loại thức ăn hạt khô cho chó Maltese: Thức ăn hạt Apro, thức ăn hạt Fitmin, thức ăn hạt Zenith,…đây là những sản phẩm được nhiều người lựa chọn nhất dành cho chó Maltese. Vẫn sẽ có những loại thức ăn hạt khô khác nữa, nhưng ở đây thì Thư viện thú cưng chỉ muốn giới thiệu 3 loại sản phẩm đặc trưng này bởi vì nó được ưa chuộng nhiều nhất, thứ hai là trong loại hạt này không chứa những mảnh xương canxi, do là Maltese không được phép ăn xương ( đặc biệt là xương gà) cho nên nếu gặp phải anh ta rất dễ gặp phải những vấn đề về dạ dày hay hệ tiêu hóa làm ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của chó. Một lưu ý nữa là tuyệt đối không cho chó Maltese ăn những đồ ăn chứa nhiều mỡ, socola, sữa tươi,…chúng sẽ khiến anh ấy bị tiêu chảy.

Hàm lượng thức ăn cho chó Maltese

Hàm lượng thức ăn cho chó Maltese

Lượng thức ăn được các chuyên gia khuyến nghị: ¼ hoặc ½ chén thức ăn khô tương ứng với chó Maltese con và chó Maltese trưởng thành.
Một mẹo dành cho bạn nếu bạn muốn giữ cho anh ta không bị béo bằng cách đo lượng thức ăn và cho ăn 2 bữa/ ngày trưa và tối hoặc sáng và trưa thay vì bỏ thức ăn ra tùy tiện mọi lúc mọi nơi. Việc làm này khiến bạn không kiểm soát được lượng thức ăn của bạn, cũng như thế sẽ làm cho chó hay bị thừa cân và cực kì tốn kém túi tiền. Cách để biết liệu Maltese có bị thừa cân hay không thì việc đầu tiên là bạn sẽ cân xem chó được bao nhiêu cân so với trước và cho chúng chạy, nếu nhìn thấy nặng nề thì nhiều khả năng chó của bạn bị béo phì, tương tự như thế nhưng có nhiều trường hợp đó là sự trưởng thành của chính thú cưng, to hơn, khỏe hơn, săn chắc hơn. Nói thế chứ, bạn vẫn phải kiểm soát thức ăn và phải có chế độ ăn hàng ngày chứ không phải tùy tiện, bừa bãi, khi đó bạn cũng mệt mỏi mà hiệu quả mang lại thì không cao.

Chăm sóc lông cho chó Maltese

Chăm sóc lông cho chó Maltese

Với chú chó Maltese, bộ lông vô cùng dài và nhiều con lông còn chạm xuống mặt đất khiến việc vệ sinh cá nhân của chúng trở nên khó khăn hơn. Chính vì vậy, khi bạn đã nhận nuôi một chú Maltese thì bạn phải thường xuyên chải lông cho chúng và phải dưỡng lông để luôn giữ được sự mượt mà mà không bị dính, bết. Thay vì phải đưa cưng của mình ra những cơ sở cắt tỉa hay cơ sở thú ý thì giờ đây bạn chỉ cần một chiếc kéo chuyên dụng là hàng tháng bạn đã tự mình chải chuốt, tỉa tót cho thú cưng của mình rồi, thật tiện ích phải không nào.
Khi chải lông, hãy kiểm tra các vết loét, phát ban hoặc các dấu hiệu như nhiễm trùng, đau hoặc viêm ra ở mũi, miệng, mắt, bàn chân. Sau khi cắt tỉa lông, bạn nên tắm cho chúng để loại bỏ vi khuẩn, lông rụng, lông bám trên cơ thể và các tế bào chết.

Huấn luyện chó Maltese

Huấn luyện chó Maltese

Thực tế thì cách huấn luyện chó Maltese này cũng không khác gì so với những chú chó khác và Thư viện thú cưng cũng đã đề cập riêng ở bài viết lần trước. Tuy nhiên đối với mỗi giống chó, đặc biệt là với dòng chó Maltese nói riêng này thì vẫn sẽ có những điểm khác biệt trong cách sinh hoạt, thói quen, cử chỉ,…do đó mà cũng ảnh hưởng phần nào đến cách huấn luyện chó.
Trong bài viết lần này thì chúng tôi sẽ không nói đến cách làm sao để chó Maltese đi vệ sinh đúng chỗ nữa. Lần này Thư viện thú cưng chủ yếu nhắc tới những bài huấn luyện hàng ngày, thường xuyên hay những khoảnh khắc chơi đùa, tập luyện cùng Maltese, từ đó sẽ tạo ra được một thói quen tốt và duy trì nó hằng ngày để tăng cường sức khỏe, sức đề kháng,…có lẽ đây cũng là những gì mà một người chủ luôn mong muốn từ anh ta. Ai mà chả muốn con của mình ngoan, nghe lời và khỏe mạnh phải không nào.
Thứ nhất, luôn cho Maltese đi dạo thường xuyên, mỗi lần chỉ cần từ 20 – 30 phút để giải tỏa được những năng lượng trong cơ thể, trong khoảng thời gian này, bạn có thể áp dụng thêm những thử thách bằng cách đặt ra các chướng ngại vật hoặc cho chúng chơi, nô đùa với bóng, bắt bóng hay đuổi bắt,…Đừng để chúng nằm ở nhà quá lâu bởi chó Maltese là dòng chó ưa hoạt động, luôn muốn chạy nhảy mà bạn cứ bắt chúng ở nhà ngày này qua ngày khác, mai một cũng sẽ thành tự kỉ mà thôi.

Kiểm tra sức khỏe định kì cho chó Maltese

Kiểm tra sức khỏe định kì cho chó Maltese

Mỗi tuần bạn nên kiểm tra tai cho Maltese một lần. Nếu chúng có vẻ nhạy cảm với mùi hôi, hãy đưa anh ta đến gặp bác sĩ thú y để kiểm tra. Ngoài việc của nhiều ráy tai dẫn đến mùi hôi thì sự khác biệt của dòng chó này là xuất hiện nhiều lông ở xung quanh tai, đương nhiên chúng sẽ phải được loại bỏ nhanh chóng để không gây ngứa ngáy, khó chịu hay gây ra mùi hôi. Tất nhiên là việc loại bỏ lông hay cách lấy ráy tai bạn không thể thực hiện nó tại nhà nếu không có kĩ năng nghiệp vụ, việc tự hành động mà chưa có kiến thức sâu về nó thì rất dễ gây tổn thương cho chó. Yêu cầu tự chải chuốt, chăm sóc chó tại nhà thì trước hết bạn phải được các bác sĩ thú y hướng dẫn, lành nghề thì mới hành nghề được chứ nhỉ.
Thông thường ở các giống chó đều có sự ăn mòn tự nhiên nên việc cắt móng này cũng ít xảy ra, nhưng nếu có trường hợp này thì bạn hãy cứ làm nó như bình thường nhé.
Cắt móng một đến hai lần trong một tháng nếu bạn không muốn chó của bạn gặp phải những vết xước, vết rách đau đớn hay các vấn đề khác liên quan tới vệ sinh. Nếu bạn cảm nhận rõ được tiếng lạch cạch khi đó đi trên sàn hay sân vườn hoặc có những vết xước trên nền đá thì lúc đó móng chân chúng quá là dài rồi. Với móng chân ở chó, nơi đó có các mạch máu và nếu bạn cắt quá sâu có thể gây chảy máu và chắc chắn cảm giác đau là điều không thể tránh khỏi, lần sau có khi là chính chó của bạn sẽ không còn hợp tác với bạn nữa ấy chứ do cảm giác không an toàn luôn bao quanh ở khoảnh khắc đó. Vì vậy nếu bạn chưa có khả năng cắt tỉa, đơn giản là phải học hoặc đưa thẳng đến cơ sở thú y, đó sẽ là nơi phù hợp nhất với chó nếu bạn chưa phải là một master trong những công việc cá nhân này.
Răng miệng ở những giống chó phổ biến hiện nay thì được ít nhiều gia chủ quan tâm có thể là quỹ thời gian của họ chưa có, hay đơn giản vấn đề răng miệng ở chó không phải vấn đề chính mà họ phải bận tâm. Hãy đặt vấn đề nếu như một ngày tồi tệ nào đó xuất hiện, chó của bạn lại bị viêm lợi, cao răng nhiều, rụng răng,…và còn vô số những điều tồi tệ khác xảy ra. Vậy nguyên nhân của bệnh này đến từ đâu? Ai phải chịu trách nhiệm cho việc này? Tất cả đều đến từ một lý do duy nhất đó là không đánh răng cho cưng của mình. Đừng đổ lỗi cho bất cứ lí do nào liên quan đến tuổi tác, đồ ăn, hay sinh hoạt, đó chỉ là những lí do mang tính thời điểm và không nghiêm trọng đến mức độ đấy. Từ nay, bạn hãy cứ hình thành cho mình cũng như Maltese một thói quen tốt là đánh răng ít nhất từ 2 – 3 lần mỗi tuần để loại bỏ cao răng, loại bỏ những mảng bám tích tụ trên răng, thậm chí đánh răng còn tốt hơn nếu bạn muốn ngăn ngừa bệnh nướu răng hay hôi miệng.
Một lưu ý nữa mà bạn phải đặc biệt quan tâm với riêng chú chó Maltese này là: Lau mặt cho Maltese mỗi ngày để tránh vùng lông dưới mắt bết dính, hoen ố vì nước mắt chảy ra. Vệ sinh mắt hằng ngày bằng nước ấm để tránh chảy nước mắt và rửa râu cho Maltese sau mỗi bữa ăn.
Nước uống cũng cần phải được lọc sạch, hoặc bạn có thể dạy chúng uống nước đóng chai bởi nếu nước có hàm lượng khoáng chất cao rất dễ gây xỉn màu cho lông nên bạn hãy cân nhắc việc sử dụng nước đóng chai, nước được lọc thay vì nước chưa đun sôi.
Khi đã được đảm bảo an toàn từ nước uống, vệ sinh cá nhân thì bát ăn sẽ là điều cuối cùng trong việc kiểm tra sức khỏe định kì. Một chiếc bát thép không gỉ sẽ là sự lựa chọn tối ưu nhất dành cho chó, ngoài ra bát thủy tinh cũng là lựa chọn rất đảm bảo vệ sinh an toàn nhưng độ bền của nó chắc chắn sẽ không được như bát thép, đặc thù dễ vỡ, lớp men không tốt là nhược điểm chính của loại bát này. Tuyệt đối không được sử dụng bát nhựa hay bát nhôm, tôn,… hãy đảm bảo với chúng rằng, sau những bữa ăn hàng ngày bát phải được làm sạch để phục vụ cho lần ăn tiếp theo.
Việc kiểm tra sức khỏe cẩn thận hàng tuần sẽ giúp bạn phát hiện sớm được những vấn đề sức khỏe mà chó Maltese của bạn đang tiềm ẩn bên trong.

Chó Maltese có gây nguy hiểm không

Chó Maltese có gây nguy hiểm không

Hầu hết với các cơ sở thú y sẽ cân nhắc việc có nên bán chó cho trẻ nhỏ hay không? Nhưng để mà Maltese không tiếp xúc với trẻ nhỏ quả là điều khó khăn bởi vì ở đó vẫn còn những gia đình có sự xuất hiện của trẻ nhỏ. Sự nguy hiểm của con chó Maltese này là hoàn toàn không có, ngược lại chính nó mới là bên sợ nguy hiểm. Thật quá dễ dàng cho một đứa trẻ mới biết đi để có thể làm thương một chú chó nhỏ bé này bằng vô vàn cách như thả nó xuống, dẫm lên, hay ngồi đè lên,…Chó Maltese tốt hơn nhiều khi sống ở trong những ngôi nhà với những người lớn xung quanh và sự yên tĩnh, những người đó cũng sẽ chăm sóc cho anh ta những thứ mà anh ta cần. Tựu chung lại thì giống chó này không có gì nguy hiểm mà bạn phải đề phòng cả, việc tránh xa khỏi trẻ con cũng chỉ là muốn bảo đảm an toàn cho cả trẻ lẫn chó. Đây không phải là vấn đề quá nghiêm trọng nhưng gia đình bạn nên cẩn trọng với việc để chó nô đùa với trẻ em.

Chó Maltese giá bao nhiêu? Mua chó Maltese ở đâu?

Chó Maltese giá bao nhiêu Mua chó Maltese ở đâu

Chó Maltese thuần chủng đang được bán trên thị trường Việt Nam với giá tương đương với một con Phốc Sóc, Phốc Hươu hay một con Poodle. Các mức giá của dòng chó này cũng như các giống chó khác không chỉ phụ thuộc vào độ tuổi, độ thuần chủng, còn nhiều yếu tố khác nữa cũng quyết định tới giá thành của một con chó Maltese như: sức khỏe, tiêm chủng, màu lông, gia phả (đời bố mẹ có gặp phải tình trạng xấu nào không),…Dưới đây Thư viện thú cưng sẽ đưa ra cho bạn những mức giá bạn có thể tham khảo qua, do đây chỉ là mức giá tham khảo tương đương nên độ chuẩn xác sẽ không tuyệt đối nhưng sẽ rất sát để bạn có cái nhìn tổng quan nhất để đưa ra cho mình sự lựa chọn phù hợp nhất.
Với mức giá từ 6.000.000 – 7.000.000 VND/con, đây là mức giá phổ biến được bán tại Việt Nam. Ở mức từ 6 – 7 triệu chủ yếu là do những người nuôi chó tự nhân giống và rao bán trên thị trường. Hiện tại, với kiểu dạng tự nhân giống này không được các trại chó hay cửa hàng Pet quan tâm bởi ngày nay thì lượng nhu cầu về chó của người dân đã cao hơn, đòi hỏi những chú chó đặc biệt và độc đáo hơn cho nên với kiểu nhân giống vài năm trở lại đây đã không được người chơi chọn lựa.
Mức giá từ 10.000.000 – 15.000.000 VND/con, đây là mức giá được ưa chuộng chiếm phần lớn số đông những người nuôi chó Maltese tại Việt Nam. Giá bán này thì chắc chắn không phải là giống chó được nhân giống nữa mà nó là hàng được nhập khẩu từ bên Thái Lan vào Việt Nam. Ở Thái thì chó Maltese cũng được nuôi phổ biến và những trại chó lớn tại xứ chùa Vàng này đều là những địa điểm mua bán, nhận nuôi chó cao cấp, uy tín. Những chú chó chất lượng được nhập khẩu về Việt Nam đều có giấy phép tiêm chủng, tiểu sử, tình trạng sức khỏe và có nguồn gốc đầy đủ.
Giá bán 2000$ – 2500$ / con sẽ không còn là phân khúc hạng cao cấp nữa, chó Maltese với giá bán như thế này phải mang dòng máu quý tộc khi chúng được nhập khẩu từ các nước Châu Âu. Rất đắt và mang dáng dấp hoàng gia là những từ ngữ phổ biến khi nói đến dòng chó nhập khẩu này. Tiêu chuẩn của một chú chó bên châu Âu bao giờ cũng được kiểm tra với những tiêu chuẩn khắt khe hơn trong việc nuôi, chăm sóc và nhân giống. Với những con chó thuộc hệ thượng đẳng thế này thì rất hiếm được nhập khẩu với số lượng lớn để phục vụ ngay lập tức cho những tay chơi ở Việt Nam, những cơ sở mua bán này có thể là bên trung gian để liên hệ qua lại hay có thể hiểu là một cộng tác viên cho cơ sở mua bán chó bên châu Âu. Phí vận chuyển từ bên châu Âu về Việt Nam chưa bao gồm trong giá, đây là khoản mà người mua sẽ phải bỏ riêng cho nên một con chó rơi vào khoảng 2500$ cũng không phải điều ngạc nhiên.