Chim bồ câu là loài chim thuộc họ Bồ Câu. Là một loài chim với tính cách ôn hậu, hiền hòa nên được rất nhiều người yêu thích và nuôi rộng rãi trên toàn thế giới. Bồ câu hiện nay được nuôi với hai mục đích là để làm cảnh và để làm thực phẩm. Và đặc biệt nó loại chim biểu tượng cho sự hòa bình nên một số nước trên thế giới họ không ăn thịt bồ câu. Vậy đâu sẽ là loài bồ câu được thịnh hành nhất hiện nay, dưới đây bạn và Thư Viện Thú Cưng cùng nhau chia sẻ với nhau về các loài bồ câu này nhé!
Các giống bồ câu thịnh hành trên thị trường hiện nay
Trên thị trường hiện nay người ta chia bồ câu ra làm các loại khác nhau với mục đích nuôi khác nhau như : Bồ câu thịt ( những chú bồ câu này nuôi với mục đích kinh doanh thực phẩm), Bồ câu kiểng (loại bồ câu này rất thông minh, làm người đưa thư thời xưa một phương tiện truyền thông), Bồ câu đua ( những chú bồ câu này thường được nuôi để làm cảnh, thú vui tao nhã của giới thượng lưu).
Bồ câu Thịt
Bồ câu là một món ăn vô cùng giàu chất dinh dưỡng có rất nhiều tác dụng trong Đông Y. Một số công dụng của thịt chim bồ câu:bổ thận, giúp lưu thông máu tốt, cải thiện trí nhớ cực tốt, ngoài ra còn có công dụng làm đẹp da…
Chim bồ câu Pháp
– Loại bồ câu này có nguồn gốc từ miền Đông Nam của nước Pháp. Chúng được nuôi rất nhiều ở nước ta do đặc tính dễ thích nghi với môi trường và dễ nuôi và cho năng suất cao nên được nhiều trang trại cũng như hộ gia đình lựa chọn.
– Bồ câu Pháp cho sản lượng thịt tương đối cao, trung bình mỗi con bồ câu trưởng thành sẽ cho trọng lượng khoảng 0.7kg đến 1,3kg. Tỉ lệ sinh nở thành công cũng khá cao lên đến tận 95%. Giống bồ câu này ấp trứng rất cẩn thận rất ít khi làm vỡ trứng tuy nhiên khi làm ổ cũng lưu ý nên làm ổ cao rộng và thoáng mát.
Chim bồ câu gà
– Nhắc tới bồ câu gà là người ta nghĩ tới ngay loài bồ câu siêu thịt. Sau khi nuôi trưởng thành xuất bán ra thịt trường trọng lượng của mỗi chú bồ câu sẽ đạt 0.6kg -1kg. Tuy nhỏ con nhưng chúng lại siêu nhiều thịt.
– Cứ tầm 30-35 ngày bồ câu mẹ sẽ cho ra 1 lứa trứng, mỗi lứa là 1 cặp trứng thường sẽ là một đực và một cái. Sau 15-17 ngày ấp thành phẩm sẽ là những chú bồ câu non ra đời. Loài này muốn nuôi có năng suất cao và giống đạt thì sẽ phải nuôi trong chuồng. Còn khi nuôi thả hoang thì tỉ lệ chọi không được cao.
Chim bồ câu ta
Chim bồ câu ta là giống bồ câu thuần việt. So với các giống bồ câu Pháp và bồ câu gà thì trọng lượng bồ câu ta không bằng. Nhưng lại đạt hiệu quả kinh tế rất cao và được nuôi rộng rãi và phổ biến vì chất lượng thịt khá ngon, chắc thịt, thơm ngon nên nó rất được giá chính vì vậy mà rất nhiều doanh nghiệp cũng như hộ gia đình nuôi để lấy thịt.
Bồ câu kiểng
Bồ câu kiểng nó đã gắn bó với con người từ rất lâu rồi trong đời sống tín ngưỡng văn hòa, ngoài cái tên bồ câu kiểng nó còn được mọi người biết đến với cái tên “ sứ giả hòa bình”. Loại bồ câu này vẫn được nuôi nhiều hiện nay nhưng phổ biến nhất vẫn là: Bồ câu Ai Cập và bồ câu vảy cá.
Bồ câu Ai Cập
– Bồ câu Ai Cập còn được gọi là bồ câu thần tốc. Ngoài tốc độ bay nhanh thì giống bồ câu này còn cực kì thông minh. Thời xa xưa khi chưa có các phương tiện truyền thông hay các dịch vụ chuyển phát đưa tin thì bồ câu Ai Cập được sử dụng với mục đích truyền tin và gửi thư.
– Chúng được nuôi làm cảnh cũng khá đẹp với bộ lông vô cùng khác biệt màu lông của chúng được pha trộn 2 màu trắng đen chứ không đồng nhất từ đầu tới đuôi
Bồ câu vảy
– Nghe cách gọi chúng ra cũng hình dung ra giống chim bồ câu vảy cả. Cũng giống như cái tên bộ lông của chúng như những chiếc vảy cá, ngoại hình rất đẹp và bắt mắt các bộ cánh được xếp nhiều tầng như một khuôn mẫu. Chúng được rất nhiều người chơi chim cảnh lựa chọn.
Các loại thức ăn tốt nhất cho chim bồ câu
Để nuôi bồ câu hiệu quả chúng ta cũng cần nắm rõ nhu cầu dinh dưỡng hằng ngày của chúng. Trong mỗi kg thức ăn của chúng cần đạt khoảng 3000 calo, protein, canxi, photpho, nacl, methionine, lysine…ngoài ta còn cần bổ sung thêm vitamin nhất là trong thời kì sinh sản thì cần được chú ý hơn nữa. Không chỉ nguồn thức ăn tự nhiên mà chúng còn được cung cấp thức ăn pha trộn để đạt hiệu quả dinh dưỡng tốt nhất cho cơ thể.
Thức ăn tự nhiên
– Nguồn thức ăn tự nhiên chủ yếu của chim bồ câu là lúa và ngô. 2 loại ngũ cốc này vô cũng sẵn có, dễ tìm kiếm và có giá thành rẻ.
– Để đảm bảo sức khỏe cũng như tránh tổn hại khi nuôi chim chúng ta nên sử dụng loại thực phẩm sạch không có độc tốc hay hóa chất. Tuyệt đối không cho chim sử dụng các loại thóc và ngô đã bị hỏng mốc, mối mọt vì đây là nguyên nhân chính gây ra mầm bệnh cho đàn chim.
– Ngoài ngô và thóc thì chúng ta có thể sử dụng các loại hạt đậu như đậu xanh, đỗ đen, đậu lành…. cho chim ăn kèm và không thể thiếu 1 vài viên sỏi nhỏ. Những viên sỏi này khi vào trong đường ruột cọ sát với thức ăn giúp cho thức ăn dễ được say nhuyễn và tốt cho tiêu hóa.
Thức ăn pha trộn cho bồ câu
Ngoài thức ăn tự nhiên thì thức ăn pha trộn cũng được dùng phổ biến. Tùy từng loại mà có các cách pha trộn và tỉ lệ khác nhau để phù hợp với lượng calo cung cấp cho cơ thể.
+ Pha trộn nguyên liệu thô:Ngô xay 50%, đậu xanh 25% và 25% còn lại ta có thể dùng thóc hoặc gạo mix vào
+ Pha trộn thức ăn tinh: đối với công thức này chúng ta sẽ pha theo tỉ lệ 1-2-2-1 ( cám viên- ngô – gạo – thóc)
Cách cho bồ câu ăn
– Chế độ ăn uống của bồ câu ngày 2 lần vào buổi sáng và chiều: sáng khoảng từ 8-9h, chiều khoảng 14-15h , đó là các khoảng thời gian cho chim ăn tốt nhất.
– Lượng thức ăn phụ thuộc vào trọng lượng cơ thể từng chú chim, đảm lượng thức ăn bằng 1/10 trọng lượng cơ thể vậy là đủ. Thức ăn thừa từ hôm trước nên bỏ đi không sử dụng lại, để tránh lãng phí ăn tới đâu ta lấy tới đó.
Kĩ thuật chăm sóc chim chim bồ câu theo từng giai đoạn
Cách chọn giống bồ câu
– Không chỉ riêng bồ câu mà bất kể loại chim nào cũng vậy khâu chọn giống là khâu vô cùng quan trọng nó quyết định chất lượng, mẫu mã thành phẩm các lứa chim con. Một số cách chọn giống để đạt hiệu quả tốt:
– Bồ câu không chỉ là sứ giả hòa bình mà nó còn nổi tiếng là giống chim thủy chung ( hay có thể hiểu sống một vợ, một chồng). Chúng sống cùng với nhau một trống, một mái kể từ lúc giao phối đến khi trưởng thành. Cũng chính vì lẽ đó mà khi chọn giống người ta cũng chọn theo cặp.
+ Chọn những con khỏe mạnh, không bệnh tật, nhanh nhẹn và lanh lợi… Đặc biệt bộ lông bụng của chúng phải dày và mượt mà.
+ Chọn những con chắc thịt béo tốt bằng cách vén cánh của nó lên sờ vào 2 bên lườn
+ Vì đặc tính là loài chung thủy chính vì thế phải nuôi theo từng cặp riêng lẻ, không nuôi lẫn lộn nhiều đôi một chuồng, không tách con mái này với con đực kia. Mỗi cặp bồ câu có thể sinh sản 5 năm nhưng từ năm thứ 3 trở đi khả năng sinh sản dần giảm sút, nếu muốn doanh thu tốt nên thay giống mới.
Kĩ thuật làm chuồng nuôi cho chim bồ câu
Vị trí đặt chuồng
– Để chim phát triển khỏe mạnh thì chuồng cần đặt trên cao nơi thoáng mát có ánh nắng mặt trời chiếu vào hằng ngày, đảm bảo vệ sinh sạch sẽ tránh vi khuẩn gây bệnh. Đặt chuồng cách mặt đất 1,5-1,6m đó là khoảng cách lí tưởng cho chim bay nhảy.
– Với độ cao này vừa giúp chuồng chim luôn thoáng mát tránh ẩm thấp côn trùng gây bệnh vừa để tránh người qua lại, tránh chó mèo….Không nên đặt chuồng hướng gió lùa khiến chim dễ gây cảm lạnh.
Cách thiết kế chuồng nuôi
– Có 2 cách thiết kế chuồng nuôi: mô hình nhỏ và mô hình nuôi công nghiệp
+ Đối với mô hình nhỏ thì làm chuồng đơn giản hơn có thể dùng tre, gỗ, hay thép không gỉ… Để có thể sử dụng bên lâu chắc chắn thì có thể dùng một số loại gỗ như: gỗ keo, gỗ xoan, gỗ mít.
+ Đối với mô hình nuôi kinh doanh công nghiệp thì chuồng cần phải làm bằng xi măng, để sử dụng được nhiều mùa và nhiều năm còn giúp người nuôi dễ quản lí. Bố trí các vật dụng cho chim trong mùa sinh sản.
Khi nuôi chim bằng nền xi măng thì cần dải lót một lớp chấu để người chăn nuôi có thể vệ sinh phân chim một cách dễ dàng và sạch sẽ. Xung quanh 4 phía cần có tường bao bọc và có các cửa sổ nhỏ để lưu thông, thoáng khí.
Cách xây dựng máng ăn cho bồ câu
– Để đảm bảo vệ sinh và chất lượng thức ăn thì máng cần được làm bằng gỗ hay nhựa dẻo ( phổ thông nhất vẫn là nhựa dẻo), không nên sử dụng các vật kim loại làm máng vì chúng dễ bị gỉ, ôxi hóa gây độc hại khi chim ăn phải.
– Máng ăn và cốc uống nước nên để vào 2 khoang riêng biệt ở góc chuồng vừa dễ xử lí vệ sinh, vừa khoa học.
– Dù theo các mô hình khác nhau nhưng các chuồng nuôi đều cần đầu đủ các ngăn và máng:
+ Mỗi chuồng đặt 2 ổ: ổ đẻ và ấp ( đặt trên), ổ nuôi con ( đặt ở dưới) đường kính khoảng 20-30cm
+ Máng đựng thức ăn: dài 15cm, rộng 5cm, sâu 5cm, để ở 1 góc tránh chim ỉa vào máng, tránh nơi ẩm dễ rơi vãi thức ăn
+ Máng đựng nước: bán kính khoảng 10cm cao 6cm, rửa thay nước thường xuyên
Kĩ thuật làm ổ và chăm sóc chim non
– Sau khi ghép đôi với nhau thì chúng ta cần lót ổ bằng rơm rạ để chim mái có chỗ để đẻ an toàn. Vị trí ấp trứng cần được yên tĩnh tránh ồn ào, nhiều động vật đi qua để chim có thể tập trung chuyên tâm ấp trứng tốt nhất.
– Sau khoảng 17-20 ngày trứng sẽ nở chim con chào đời. Trong khoảng thời gian nuôi con thì vẫn thay ổ thường xuyên 2-3 ngày/ lần để đảm bảo ổ luôn sạch sẽ
– Chim non được tầm 20-25 ngày tuổi chúng ta bắt đầu tách ổ để chim mẹ chuẩn bị đẻ lứa tiếp theo
– Sau khi tách khỏi chim mẹ, lúc này chim non còn yếu ớt sức đề kháng chưa tốt nên lúc này là thời gian phải để ý và bổ sung nhiều dưỡng chất vitamin, canxi giúp chim cứng chắc hơn, tăng khả năng tiêu hóa phòng ngừa bệnh tật.
Cách vỗ béo chim lấy thịt
– Sau khi tách mẹ trọng lượng mỗi chú chim đạt khoảng 350-400g/ con, cho chim ở không gian thoáng đãng vận động nhiều để chim ăn tốt và ngủ nghỉ đúng giờ giấc.
– Để vỗ béo chim nhanh ta dùng thức ăn nhồi: Ngô 80%, đậu xanh 20% ( 2 ngũ cốc này giàu protein). 2 thành phần này sẽ được đem đi nghiền nhỏ và tạo thành các cục vừa ăn. Khi ăn đảm bảo tỉ lệ thức ăn/ nước là 1/1, mỗi lần nhồi 50-75g/ con , ngày nhồi 2-3 lần. Do thức ăn khô nên khi nhồi cần đảm bảo thêm nước đều đặn tránh bị nghẹn khó tiêu.
Các loại bệnh mà bồ câu dễ gặp phải và cách phòng tránh bệnh
Bệnh tiêu chảy
Là một căn bệnh mà loại động vật nào cũng có thể mắc phải và tường hay xảy ra ở các loài gà, chim…Tuy nhiên với mỗi loài thì ta có cách xử lí và chữa trị khác nhau
+ Biểu hiện: Phân đi lỏng không theo thành hình khuôn
+ Nguyên nhân: không vệ sinh sạch sẽ khay thức ăn, thức ăn bị ẩm mốc quá hạn, chất lượng nguồn thức ăn không được đảm bảo.
+ Cách chữa trị: Cho chim uống Colexin bằng cách pha vào nước uống hằng ngày của chim, tăng cường các loại tốt cho hệ thống tiêu hóa của chim.
+ Cách phòng tránh: Vệ sinh khay ăn uống hằng ngày, vứt bỏ các thức ăn thừa quá hạn.
Bệnh đậu gà
+ Biểu hiện: Phần mép, mắt, chân nổi lên các hạt nhỏ li ti, phần da sần sùi. Các hạt này sưng mọng như hạt đỗ tương sau đó vỡ mủ ra.
+ Cách chữ trị: Tiêm vacxin chủng cho bồ câu, nếu bị nấm sử dụng thuốc trị nấm bôi vào các vết mủ, khi đóng vảy cạo vảy đi bôi thuốc sát trùng, khi bị đỏ lên thì sử dụng thuốc sát trùng Xanhmethylen.
+ Cách phòng tránh: vệ sinh chuồng trại thường xuyên, phun thuốc sát trùng tránh mầm bệnh quay lại.
Bệnh thương hàn
+ Nguyên nhân: do ăn uống không đảm bảo vệ sinh trong khay chứa thức ăn và nước có chứa vi khuẩn gây bệnh.
+ Biểu hiện: Chim bỏ ăn, đi phân lỏng màu xanh hoặc xám, đứng rũ rưỡi toàn thân run lẩy bẩy. Lúc này bồ câu cảm thấy khó thở ngột ngạt và uống nhiều nước, không chữa trị kịp thời có thể gây tử vong.
+ Cách chữa trị: khi thấy chim có biểu hiện thì nhanh chóng mua các loại thuốc kháng thể cho chim sử dụng.
+ Các loại thuốc đặc dụng chữa trị: Oracin-pharm, Enroflox 5%, Các loại kháng sinh Pharmequin, Ampicillin… sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ thú y. Trong quá trình chữa trị nên cho chim ăn các loại thực phẩm dễ tiêu, dễ nuốt
+ Cách phòng tránh: vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, khô thoáng, thức ăn đảm bảo. Khi phát hiện một vài con bị bệnh cần cách ly ngay tránh gây lây lan ra cả đàn.