Là một giống chó lai đáng yêu hoạt bát, Yorkipoo (Yorkie-Poo) được lai tạo bởi bố mẹ là hai giống Yorkshire Terrier và Toy, hoặc giữa Yorkshire Terrier và Miniature Poodle. Giống chó này thông minh, lanh lợi, sống tình cảm và hiền lành, hứa hẹn sẽ là người bạn đồng hành thú vị của bạn. Bạn muốn nuôi một chú chó trong nhà của mình? Bạn sẽ không thấy phiền hay khó chịu khi có một vài tiếng sủa ngay trong nhà? Yorkipoo sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo của bạn!
Yorkipoo là chó cảnh, loài chó lai này mang trong mình nguồn năng lượng dồi dào đến độ chúng không thể nằm im một chỗ, chơi đùa là một cách giúp em ấy tiêu hao bớt năng lượng, không đời nào chúng chịu nằm gọn trong lòng bạn, cùng bạn ngắm nhìn thế giới đang diễn ra đâu. Rồi đây bạn sẽ biết được Yorkipoo là một Siêu nhân mang hình hài một chú chó bé nhỏ, khi nó biểu diễn cho bạn thấy khả năng của chúng: nhảy cao và chạy nhanh đuổi không kịp. Dù bạn mới bắt đầu trở thành bố mẹ của tụi nhỏ, chưa có miếng kinh nghiệm nào về thú cưng thì bạn cũng sẽ sớm nhận ra chú “chuột” nhỏ đáng yêu đầy dễ thương này sẽ là một người bạn đồng hành tuyệt vời!
Đánh giá chó Yorkipoo
Giống chó: chó lai
Chiều cao: cao từ 18 tới 38 cm ở vai
Cân nặng: 1.3 tới 6.3kg
Tuổi thọ: 10 tới 15 năm.
[table id=1 /]
Thông tin thêm về giống chó Yorkipoo
Yorkipoo yêu tất cả mọi người và luôn vui vẻ. Chúng sẵn sàng mua vui cho gia đình hoặc những vị khách ghé thăm nhà bằng những chiêu trò đáng yêu của mình. Yorkipoo tự tin nhưng không hề hung hăn, cáu kỉnh.
Yorkipoo chắc chắn sẽ là người bạn đồng hành tuyệt vời cho những ai đang tìm kiếm một chú chó nhỏ, có nguồn năng lượng dồi dào, và tình yêu lớn lao mà chúng dành cho bạn.
Cũng như hầu hết các giống chó lai Poodle, Yorkipoo được lai tạo để có thể sống chung với những người bị dị ứng. Mục tiêu là tụi này sẽ không bị mắc các bệnh là ba mẹ nó là Yorkshire Terrier và Poodle gặp phải. Cả hai đều không may mắc các vấn đề về sức khỏe liên quan đến việc phối giống kém hoặc phối giống quá nhiều. Tuy nhiên, vớt vát lại cho điều đó là sự thông minh của tụi nó, và tất nhiên Yorkipoo cũng hưởng ké. Tụi nó tranh nhau vâng lời chủ, và nhanh nhẹn nữa. Yorki thì độc lập hơn Poodle, tính độc lập của Yorkipoo được di truyền từ bố mẹ là Poodle. Chó Yorki nó không thích nằm trong lòng bạn lắm đâu, những mấy con Toy hay Miniature Poodle thì có á. Tóm lại thì tính nết của Yorkipoo phụ thuộc vào bố mẹ chúng khá nhiều.
Yorkipoo là giống chó có lông xù ngắn, ít rụng, và có một vẻ ngoài của một giống chó đồ chơi. Nhà nào cũng ở vui vẻ hết, và là người bạn đồng hành mang tính cách nhẹ nhàng đáng yêu, đầy tuyệt vời của người cao tuổi.
Sự thật bẽ bàng là những con chó dưới 4.5kg thường thì nó hỏng biết tụi nó nhỏ xíu, mà nó coi trời bằng vung, ra oai với mấy con chó lớn, Yorkipoo cũng góp mặt trong số đó. Để bảo vệ chúng, thì bạn phải cần giám sát nó trong khi nó làm quen với những con chó lớn. Để không xảy ra cuộc ẩu đả nào giữa tụi nó. Những công viên chó thì cấm không cho những bé chó dưới 4.5kg để tránh tụi nó biến thành con mồi, và gây hấn với tụi chó lớn.
Yorki học rất nhanh, phù hợp để huấn luyện. Nó có thể trở nên bướng bỉnh nếu bạn huấn luyện nó nghiêm khắc quá và lặp đi lặp lại một bài. Hãy dạy nó thật vui vẻ, và những bài học thú vị, nó sẽ học nhanh thôi. Sự củng cố tích cực và nhất quán là cách duy nhất để huấn luyện Yorkipoo. Nếu dạy không đúng cách, nó sẽ dễ bị thương, ngay cả không bị thương thì chúng cũng sẽ không thèm nghe lời bạn, không làm gì cả.
Yorkipoo nó sủa nhiều lắm ( chúng tôi đặc biệt khen ngợi và khuyến khích điều này). Nó là một con chó giữ nhà xuất sắc. Ẻm sẽ sủa báo nếu ẻm phát hiện có người lạ tới nhà hoặc có thứ gì bất thường đối với ẻm ( và có thể bình thường đối với bạn). Có một số con thì được dạy để sủa ít thôi, nhưng mà có con thì dạy không được.
Đặc điểm nổi bật của chó Yorkipoo
Yorkipoo là giống chó lai tạo từ bố mẹ là Yorkshire Terrier và Toy hoặc Miniature Poodle. Việc nhân giống đa thế hệ được tiến hành ngày càng nhiều (giữa Yorkipoo với Yorkipoo), Yorkipoo với Poodle hoặc Yorkipoo với Yorkshire Terrier.
Yorkipoo rất năng động, cơ thể tràn đầy năng lượng, cả Poodle và Yorkie cũng vậy. Tụi nó phải tập thể dục mỗi ngày, đi dạo vòng vòng trong sân hoặc ngoài đường.
Yorkipoo rất khoái sủa, đôi khi người ta phải dạy nó sủa ít ít thôi, nhưng có lẽ sẽ vô ích thôi khi mà nó sẽ la ó lên nếu thấy ai lạ mở cửa nhà, mặc dù không làm người ta sợ nó chút nào hết.
Yorkipoo hổng có rụng lông, nên nó sẽ là người bạn tuyệt vời của những người có bệnh dị ứng với lông chó, hoặc chỉ đơn giản là dị ứng.
Cần chải lông hàng ngày để bộ lông mềm mượt của bé không bị rối và bết
Yorkipoo rất đáng yêu và dịu dàng, hứa hẹn sẽ là người bạn đồng hành tuyệt vời đối với những đứa trẻ lớn một chút, đối xử tốt với chúng. Cũng như nhiều giống chó nhỏ khác, Yorkipoo không thích hợp sống trong nhà có trẻ nhỏ.
Em ấy rất biết nghe lời nếu bạn bảo ban, có cách dạy dỗ thích hợp, ân cần. Yorkipoo khá cứng đầu, ngang tàn, nên nó hay bị cọc tính, lỡ đâu nó cọc lên là sẽ đáp trả bạn liền.
Yorkipoo có thể sống vui vẻ trong một căn hộ.
Chúng thường thì đối xử tử tế với những con chó khác, hay những vật nuôi khác.
Là một chú chó cưng, nó có thể sẽ sợ và lo lắng khi ở một mình, bị bỏ rơi trong một thời gian dài.
Để có một bé chó khoẻ mạnh, thay vì tìm đến những chủ nuôi chó thiếu trách nhiệm, tìm đến những cửa hàng thú cưng, trại thú cưng, hãy tìm đến nhà lai tạo có uy tín, người đã kiểm tra kĩ càng các giống chó, theo dõi chúng sát sao, để chó mẹ không có bất kì bệnh di truyền nào truyền sang cho chó con, và là một chú chó tốt tính.
Lịch sử giống chó Yorkipoo
Giống như nhiều giống chó cảnh khác, Yorkipoo là một giống chó lai khá mới – được ưa chuộng trong khoảng một thập kỷ nay. Lúc đầu thì việc lai tạo ra giống chó này với mong muốn là sẽ ra đời một giống chó cưng nhỏ, có bộ lông không gây dị ứng, không bị rối loạn di truyền bị ảnh hưởng bởi bố mẹ của chúng, là Yorkshire Terrier và Toy hoặc Miniature Poodle.
Lai tạo giữa Yorkshire Terrier và Poodle đã có một thành công lớn, tạo ra con giống vừa giống bố vừa giống mẹ, cũng giống như những con lai khác, nhưng Yorkipoo thì ngày càng được phổ biến. Ngày nay, hầu hết các lứa Yorkipoo vẫn là thế hệ đầu tiên, một số nhà lai tạo đang tập trung vào những con lứa sau, để mong muốn chọn lọc ra những cá thể vừa ý nhất.
Kích thước chó Yorkipoo
Tụi Yorkipoo thường nặng từ 1.3 tới 6.3kg và cao khoảng 18 tới 38cm, tùy vào mỗi con mà kích thước tụi nó khác nhau. Đa số tụi nhỏ tới tuổi trưởng thành chiều cao cân nặng y hệt như con chó Poodle đã lai tạo ra tụi nó.
Đặc điểm tính cách Yorkipoo
Yorkipoo là loài chó sống tình cảm, năng động, vui vẻ, và thích bầu bạn với mọi người. Ẻm rất yêu quý con người và trung thành, một chú chó cưng thích tham gia các hoạt động gia đình. Nó rất mạnh dạn, tự tin, thường thì cũng rất dễ tính, ít đòi hỏi nhiều như mấy con chó nhỏ khác.
Nó đủ thông minh để nhận được sự đào tạo bài bản, phù hợp và mang tính tích cực. Em ấy có thể trở thành một người bạn đồng hành tuyệt vời. Nó có thể ở cạnh bạn vui vẻ nhìn ngắm thế giới xung quanh, hoặc có khi nó tự khám phá những điều mới mẻ.
Tính cách bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố, bao gồm di truyền, cách đào tạo và xã hội hoá. Những bé chó tính khí tốt rất mò mò và luôn vui tươi, sẵn sàng tiếp cận mọi người và sẽ không khó chịu gì khi được họ bế. Chọn một chú chó có tính cách ôn hoà, nó sẽ không ẩu đả với bạn cùng lứa, hoặc là thui thủi trong góc nhà.
Luôn gặp ba mẹ của chúng, thường thì mẹ là người gần gũi với chúng nhất, hãy gặp mẹ chúng để chắc chắn là họ là bậc cha mẹ có tính cách tốt, làm bạn thoải mái khi tiếp xúc, bạn cũng hãy tìm gặp những bạn bè người thân sống cùng với chú chó này, điều này sẽ giúp bạn biết con chó của mình sẽ ra sao nếu nó trưởng thành.
Yorkipoo cần xã hội hoá sớm – tiếp xúc với nhiều người, nhiều nơi, nhiều âm thanh, nhiều trải nghiệm từ nhỏ xíu. Việc để Yorkipoo xã hội hoá – tương tác với xã hội, với thế giới bên ngoài để chúng khi lớn lên trở thành một chú chó phát triển toàn diện.
Thường xuyên để Yorkipoo tiếp xúc với người lạ, gặp gỡ hàng xóm và dẫn nó đi dạo nơi đông người để trao dồi kĩ năng xã hội của chúng.
Sức khỏe Yorkipoo
Nhìn chung thì Yorkipoo không đáng ngại về vấn đề sức khỏe, nhưng cũng giống những giống chó khác, Yorkipoo để mắc môt số tình trạng sức khỏe nhất định. Không phải con nào là giống Yorkipoo cũng bị mắc bệnh này, nhưng tốt hơn hết là bạn nên tìm hiểu những loại bệnh thường gặp của tụi nó khi định nuôi.
Nếu bạn tìm mua một chú chó con, hãy tìm một nhà lai tạo động vật uy tín, ở đó họ sẽ cho bạn xem những thông tin rõ ràng về sức khỏe vừa cả bố và mẹ của chó con bạn định nuôi. Giấy khám sức khỏe đó sẽ cho bạn biết tình trạng của chúng và điều trị các bệnh chúng đang mắc.
Khi nhận nuôi Yorkipoo, có giấy chứng nhận sức khoẻ là điều rất cần thiết.
Động kinh
Động kinh là một tình trạng thần kinh thường xảy ra, nhưng không phải lúc nào cũng xảy ra, bệnh này do di truyền. Nó có thể gây ra những cơn co giật nhẹ hoặc nghiêm trọng, có thể biểu hiện bằng những hành vi bất thường (chẳng hạn như chạy điên cuồng như thể bị rượt đuổi, loạng choạng hoặc trốn tránh) hoặc thậm chí là ngã xuống, chân tay cứng đờ và mất ý thức. Những cơn co giật rất đáng sợ, nhưng tiên lượng lâu dài cho những con chó mắc bệnh động kinh vô căn nói chung là rất tốt. Quan trọng nhất là phải đưa con chó của bạn đến bác sĩ thú y để được chẩn đoán thích hợp (đặc biệt là vì co giật có thể do các nguyên nhân khác) và điều trị.
Lệch khung xương bánh chè
Còn gọi là trượt chân, đây là một vấn đề thường gặp ở những con chó nhỏ. Lệch có nghĩa là trật khớp. Thoái hóa khớp là khi khớp đầu gối (thường là của chân sau) trượt vào và ra khỏi vị trí, gây đau. Điều này có thể làm tê liệt, mặc dù nhiều con chó có cuộc sống tương đối bình thường với tình trạng trật khớp này.
Portosystemic Shunt (PSS)
Đây là một hệ thống kết nối bất thường của máu giữa gan và cơ thể. Đó là cả một vấn đề, bởi vì gan có nhiệm vụ giải độc cơ thể, chuyển hóa chất dinh dưỡng và đào thải thuốc. Các dấu hiệu có thể bao gồm nhưng không giới hạn ở các bất thường về hành vi thần kinh, chán ăn, hạ đường huyết (lượng đường trong máu thấp), các vấn đề về đường tiêu hóa gián đoạn, các vấn đề về đường tiết niệu, không dung nạp thuốc và tăng trưởng còi cọc. Các dấu hiệu thường xuất hiện trước hai tuổi. Phẫu thuật điều chỉnh có thể có ích trong việc kiểm soát lâu dài, cũng như một chế độ ăn uống đặc biệt.
Bệnh Legg-Calve-Perthes
Đây là một tình trạng liên quan đến khớp háng. Nếu Yorkipoo của bạn có Legg-Perthes, lượng máu cung cấp cho phần đầu của xương đùi (xương chân lớn phía sau) sẽ giảm và phần đầu của xương đùi kết nối với xương chậu bắt đầu bị phân hủy. Các triệu chứng đầu tiên, đi khập khiễng và teo cơ chân, thường xảy ra khi chó con được bốn đến sáu tháng tuổi. Phẫu thuật có thể giải quyết tình trạng bệnh này, thường thì mục đích phẫu thuật giúp chó con không còn đau bởi căn bệnh này.
Suy giáp
Đây là một căn bệnh về rối loạn của tuyến giáp. Nó được cho là nguyên nhân gây ra các tình trạng như động kinh, rụng tóc (rụng tóc), béo phì, thờ ơ, tăng sắc tố da, viêm da mủ và các tình trạng da khác. Điều trị bệnh bằng thuốc và chế độ ăn uống.
Hyperadrenocorticism
Còn được gọi là bệnh Addison, đây là một tình trạng cực kỳ nghiêm trọng. Nguyên nhân là do tuyến thượng thận sản xuất không đủ hormone tuyến thượng thận. Hầu hết những con chó bị bệnh Addison đều nôn mửa, kém ăn và ít năng lượng. Vì những dấu hiệu này rất mơ hồ và có thể bị nhầm với các bệnh lý khác nên rất dễ chẩn đoán nhầm bệnh này cho đến khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng hơn. Các dấu hiệu nghiêm trọng hơn xảy ra khi chó bị căng thẳng hoặc khi nồng độ kali trở nên đủ cao để cản trở chức năng tim, gây sốc nặng và tử vong. Nếu bác sĩ thú y của bạn nghi ngờ chú chó mắc căn bệnh Addison, bác sĩ sẽ tiến hành một loạt các xét nghiệm có thể xác nhận chẩn đoán.
Viêm da dị ứng
Đây là một bệnh da di truyền biểu hiện là chú chó xuất hiện các triệu chứng dị ứng sau khi tiếp xúc nhiều lần với một số chất vô hại, điển hình là chất gây dị ứng như mạt bụi hoặc phấn hoa. Nó thường xuất hiện khi con chó được khoảng ba tuổi. Động vật dị ứng thường chà xát, liếm, nhai, cắn, hoặc cào ở bàn chân, mõm, tai, nách hoặc bẹn của mình. Kích ứng này gây ra rụng tóc, đỏ và dày da. Điều trị bằng cách loại bỏ chất gây dị ứng càng nhiều càng tốt, đồng thời dùng thuốc kháng histamine và steroid. Sử dụng dầu gội không gây dị ứng cho những con chó bị mắc bệnh này.
Chăm sóc Yorkipoo
Yorkipoo có thể sống trong nhà hoặc một căn hộ. Em ấy quá nhỏ để sống bên ngoài, em ý phải sống trong nhà vì ngoại hình quá bé và sống rất tình cảm. Yorkipoo yêu cầu phải được tập thể dục hàng ngày, vì em ấy có một lượng năng lượng không thể ngờ, (phần trên đã có đề cập). Đi bộ hàng ngày hoặc dạo chơi trong sân sẽ cung cấp đủ bài tập để giữ cho chúng khỏe mạnh và vui vẻ. Yorkipoo cũng có thể chơi đổ mồ hôi bằng những trò chơi đi xuống hành lang.
Huấn luyện lmang lại lợi ích cho mọi chú chó và là một cách tốt để đảm bảo rằng Yorkipoo của bạn không gặp tai nạn trong nhà hoặc mắc vào những thứ mà chúng không nên mắc. Thùng cũng là nơi chúng có thể chui vào để chợp mắt. Huấn luyện khi còn nhỏ sẽ giúp Yorkipoo của bạn chấp nhận bị giam cầm nếu nó cần được đưa lên máy bay hoặc nhập viện.
Tuy nhiên, đừng bao giờ đặt Yorkipoo của bạn trong một cái thùng cả ngày. Đó không phải là một nhà tù, và chúng không nên ở trong đó hơn vài giờ mỗi lần trừ khi chúng đang ngủ vào ban đêm. Yorkipoo là chó cảnh và chúng không có ý định dành cả đời bị nhốt trong thùng, lồng hay cũi.
Chế độ dinh dưỡng và cho Yorkipoo ăn
Lượng thức ăn ăn được khuyến nghị hàng ngày là ¼ tới 1 chén thức ăn khô chất lượng cao trong một ngày, chia thành hai bữa.
LƯU Ý: Con chó trưởng thành của bạn ăn bao nhiêu tùy thuộc vào kích thước, độ tuổi, cơ thể, sự trao đổi chất và mức độ hoạt động của nó. Chó là cá thể, cũng giống như con người, và chúng không cần ăn cùng một lượng thức ăn. Cũng không nên nghĩ rằng một chú chó năng động sẽ cần nhiều thức ăn hơn một chú chó lười vận động. Và tùy vào thức ăn bạn mua cho chúng – thức ăn cho chó càng tốt thì càng có tác dụng nuôi dưỡng chó của bạn và bạn càng ít bỏ vào bát của chó.
Giữ cho Yorkipoo của bạn có thể trạng tốt bằng cách đo lượng thức ăn của nó và cho nó ăn hai lần một ngày thay vì để thức ăn liên tục. Nếu bạn không chắc liệu chúng có thừa cân hay không, hãy dùng mắt mình để kiểm tra xem em ấy có thừa thân hay không, và kiểm tra thực hành.
Đầu tiên, hãy nhìn xuống chúng. Bạn sẽ có thể nhìn thấy một vòng eo. Sau đó đặt hai bàn tay của bạn lên lưng nó, ngón tay cái dọc theo sống lưng, các ngón tay xòe xuống dưới. Bạn sẽ có thể cảm thấy nhưng không nhìn thấy xương sườn của chúng mà không cần phải ấn mạnh. Nếu bạn phải ấn mạnh mới cảm giác đụng được xương sườn, chúng cần ít thức ăn hơn và tập thể dục nhiều hơn.
Để biết thêm về cách cho Yorkipoo của bạn ăn, hãy xem hướng dẫn của chúng tôi để mua thức ăn phù hợp, cho chó con ăn và cho chó trưởng thành ăn.
Màu lông và chăm sóc lông Yorkipoo
Bộ lông của Yorkipoo có thể từ thẳng đến xoăn, và nó phải mềm mại và mượt mà sang trọng – bạn có thể lướt ngón tay qua để cảm nhận..
Mặc dù mỗi cá thể Yorkipoo sẽ có sự khác nhau về bộ lông, nhưng một con chó con do lai tạo nhiều thế hệ (một Yorkipoo lai với một Yorkipoo khác) được cho là không có mùi và không rụng lông – mặc dù “không rụng lông” là một thứ gì đó chỉ có thể tưởng tượng ra, vì mọi con chó trên hành tinh này đều rụng lông ít nhất một chút . Yorkipoo tạo ra ít lông xù, đây thực sự là đặc điểm thu hút chủ sở hữu bị dị ứng.
Yorkipoo được nhìn thấy với nhiều màu sắc khác nhau, bao gồm kem, đen, trắng, đỏ, xám, mơ, nâu vàng, sô cô la, xám và bạc. Yorkipoo còn có những cá thể biến dị tạo nên màu sắc và nhiều loại dấu ấn khác nhau, bao gồm cả màu đen với các điểm rám nắng.
Mặc dù được coi là giống chó không rụng lông, nhưng Yorkipoo cần được chăm sóc để giữ cho bộ lông mịn mượt và khỏe mạnh. Chải lông hàng ngày cho lông Yorkipoo khỏi rối. Chải tóc tránh xa mắt để ngăn tóc trở thành tác nhân gây kích ứng, điều này chắc chắn sẽ xảy ra nếu bạn lơ, vô tình để lông dính vào mắt nó. Bạn cũng có thể bảo vệ đôi mắt của nó bằng cách dùng kéo cắt tỉa lông.
Bộ lông của nó nên được cắt tỉa thường xuyên theo bất kỳ độ dài nào bạn thích; đó là vẻ đẹp của giống chó cưng. Sẽ không ai nói rằng bạn đã cắt lông của chúng không chính xác, bởi vì không có đường cắt “chính xác”. Việc tắm rửa giúp bộ lông của chúng mềm mượt mỗi khi ta sờ vào, nhưng chúng chỉ cần được tắm khi cần thiết, không phải theo lịch trình nhất định nào đó.
Đánh răng Yorkipoo của bạn ít nhất hai hoặc ba lần một tuần để loại bỏ cao răng tích tụ và vi khuẩn ẩn náu bên trong nó. Giống chó cảnh nổi tiếng với các vấn đề về răng miệng, vì rất khó để đưa tất cả những chiếc răng đó vào một cái miệng nhỏ như vậy. Đánh răng hàng ngày thậm chí còn tốt hơn nếu bạn muốn ngăn ngừa bệnh nướu răng và hôi miệng.
Cắt móng một hoặc hai lần một tháng nếu chó không bị mòn tự nhiên để ngăn ngừa vết rách đau đớn và các vấn đề khác. Nếu bạn có thể nghe thấy mấy cái móng nhấp vào sàn thì bạn nên biết là tụi nó quá dài rồi. Móng chân chó có các mạch máu, và nếu bạn cắt quá sát có thể gây chảy máu – và chó của bạn có thể không ngoan ngoãn hợp tác trong lần tiếp theo khi thấy dụng cụ cắt móng tay. Vì vậy, nếu bạn chưa có kinh nghiệm cắt tỉa móng cho chó, hãy nhờ bác sĩ thú y hoặc người có kinh nghiệm về chó.
Tai của chúng nên được kiểm tra hàng tuần để xem có mẩn đỏ hoặc có mùi hôi hay không, có thể là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng. Khi bạn kiểm tra tai của chó, hãy lau sạch tai chúng bằng một miếng bông được làm ẩm với dung dịch vệ sinh tai nhẹ nhàng, cân bằng độ pH để giúp ngăn ngừa nhiễm trùng. Không nhét bất cứ thứ gì vào ống tai; chỉ cần làm sạch tai ngoài.
Bắt đầu làm quen với việc Yorkipoo của bạn được chải lông và kiểm tra khi nó còn là một chú chó con. Thường xuyên kiểm tra bàn chân của chúng và nhìn vào bên trong miệng của chó. Hãy làm cho việc chải chuốt trở thành một trải nghiệm tích cực với đầy những lời khen ngợi và phần thưởng, và bạn sẽ tạo nền tảng để dễ dàng kiểm tra thú y và các biện pháp xử lý khác khi chúng trưởng thành.
Khi chải lông, hãy kiểm tra các vết loét, phát ban hoặc các dấu hiệu nhiễm trùng như mẩn đỏ, đau hoặc viêm trên da, ở mũi, miệng, mắt và bàn chân. Mắt phải trong, không bị đỏ hoặc tiết dịch. Việc kiểm tra cẩn thận hàng tuần sẽ giúp bạn phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.
Yorkipoo với Trẻ em và các vật nuôi khác
Yorkipoo là một con chó hiền lành và đáng yêu, có thể đối xử tốt với trẻ em. Nó không được khuyến khích cho những nhà có trẻ nhỏ, vì trẻ có thể dễ bị thương khi chơi với Yorkipoo không đúng cách. Một con Yorkipoo có thể trở thành một người bạn đồng hành tuyệt vời cho một đứa trẻ lớn hơn, chu đáo hơn.
Như với mọi giống chó khác, bạn phải luôn dạy trẻ cách tiếp cận và chạm vào chó, đồng thời luôn giám sát mọi tương tác giữa chó và trẻ nhỏ để ngăn chặn bất kỳ hành vi cắn hoặc kéo tai hoặc đuôi của một trong hai bên. Dạy con bạn không bao giờ đến gần bất kỳ con chó nào khi nó đang ăn hoặc ngủ hoặc cố gắng lấy thức ăn của con chó đi. Không một con chó nào, dù thân thiện đến đâu, cũng không thể để chúng ở một mình với trẻ mà không ở sự giám sát của bạn.
Còn cách đối xử với những vật nuôi khác, những con chó khác cũng tốt ( không có nhiều vật nuôi nhỏ hơn Yorkipoo, nhưng em ấy cũng không biết điều đó luôn). Tuy vậy thì em ấy cũng có thể thể hiện tài săn mồi được thừa hưởng bố mẹ Yorkie của chúng. Điều đó có thể khiến chúng đuổi theo những con vật cưng và mèo nhỏ hơn, nhưng thường thì chỉ để cho vui.